Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

IFC muốn rót 20 triệu USD vào chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25

Thành viên của Ngân hàng Thế giới đang cân nhắc đầu tư 20 triệu USD để đổi lấy vốn cổ phần của nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Việt Nam GS 25.

Hiện, GS25 có số lượng cửa hàng tiện lợi đứng thứ hai tại Việt Nam. Ảnh: GS25 VN.

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đang cân nhắc đầu tư khoảng 20 triệu USD (tương đương khoảng 460 tỷ đồng) vào công ty con của Sơn Kim Retail - nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 Việt Nam.

Khoản đầu tư này dự kiến được sử dụng để thúc đẩy việc mở rộng chuỗi cửa hàng GS25 tại Việt Nam trong 3 năm tới. Chi phí dự án ước tính là 1.056 tỷ đồng (tương đương 46 triệu USD), bao gồm chi phí xây dựng, thiết bị, công cụ, vật tư và tiền đặt cọc thuê cửa hàng.

Bên cạnh đó, IFC cho biết đang hướng đến việc hỗ trợ tư vấn an toàn thực phẩm cho GS25 Việt Nam, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là khi chuỗi cửa hàng tiện lợi này chuẩn bị tăng tỷ trọng cung cấp thực phẩm tươi sống.

GS25 (thuộc GS Retail - Tập đoàn GS Group) là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc ra mắt tại Việt Nam vào đầu năm 2018 thông qua liên doanh với Sơn Kim Retail thuộc Tập đoàn Sơn Kim. Theo IFC, Sơn Kim Retail đang sở hữu 70% còn GS Retail của Hàn Quốc đang sở hữu 30% tại GS25 Việt Nam. Sau 4 năm kể từ ngày cửa hàng đầu tiên ra mắt, GS25 trở thành thương hiệu có số lượng cửa hàng tiện lợi đứng thứ hai tại Việt Nam.

Tính đến nay, GS25 Việt Nam có khoảng 200 cửa hàng, chủ yếu ở TP.HCM và các tỉnh lân cận. Mục tiêu của chuỗi cửa hàng này là sau 10 năm gia nhập thị trường Việt Nam, GS25 sẽ có hệ thống 2.500 cửa hàng trên toàn quốc.

Những năm gần đây, thị trường cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của nhiều thương hiệu như Circle K, FamilyMart, GS 25, 7- Eleven, Ministop... nhất là ở các thành phố lớn trên cả nước.

Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...

Bộ Công Thương: Không hạn chế khách mua của cửa hàng tiện lợi

Bộ Công Thương khẳng định đề xuất "khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500 m" không cấm hay hạn chế đối tượng phục vụ của cửa hàng tiện lợi.

Cửa hàng tiện lợi phải có diện tích tối thiểu 30 m2

Dự thảo của Bộ Công Thương quy định diện tích kinh doanh tối thiểu của một cửa hàng tiện lợi là 30 m2 và diện tích tối đa dưới 200 m2.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm