Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

HSBC: Thiếu hụt lao động trầm trọng do công nhân bỏ về quê

Theo HSBC, tình trạng này khiến tốc độ khôi phục chuỗi cung ứng và giải quyết các đơn hàng tồn đọng bị chậm. Đồng thời, xuất khẩu và sản xuất công nghiệp tháng 10 cũng ở mức thấp.

Đây là phân tích được các chuyên gia tại HSBC đưa ra trong báo cáo kinh tế tháng 11 với chủ đề chính liên quan ngành du lịch phục hồi trở lại khi các quy định giãn cách được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, HSBC cũng nhấn mạnh tình trạng thiếu hụt lao động xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực khác khi công nhân ồ ạt bỏ về quê.

Công nhân bỏ phố về quê

Cụ thể, từ 1/10, TP.HCM và các khu vực lân cận đã hoạt động trở lại sau 4 tháng siết chặt giãn cách. Tuy nhiên, tốc độ khôi phục chuỗi cung ứng và giải quyết đơn hàng tồn đọng còn rất chậm.

Theo HSBC, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là sự thiếu hụt lao động trầm trọng, diễn ra trên diện rộng khi công nhân ồ ạt đổ về quê ngay sau khi hết giãn cách.

Tương tự, tình hình xuất khẩu và sản xuất công nghiệp tháng 10 cũng phản ánh rõ nét tình trạng này. Phục hồi sản xuất chậm trễ cũng báo hiệu quý IV sẽ tăng trưởng không mạnh.

Công ty gia công giày lớn nhất thế giới - Pou Chen, phục vụ cho các thương hiệu toàn cầu như Nike và Adidas, đã mở cửa hoạt động từ 6/10 nhưng lại thiếu hụt 70% lực lượng lao động. Tương tự, Nike cũng đã khôi phục hoạt động sản xuất của tất cả nhà máy tại Việt Nam nhưng không công bố công suất hiện tại.

Xét theo tình hình phục hồi sản xuất chậm trễ như hiện nay, HSBC cho rằng khả năng phục hồi tăng trưởng quý IV năm nay sẽ ở mức 3,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Thieu hut lao dong tram trong do cong nhan bo ve que anh 1

Người lao động ồ ạt bỏ về quê sau khi dỡ bỏ giãn cách khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân công. Ảnh: Phạm Ngôn.

Tình trạng thiếu hụt lao động cũng diễn ra ở ngành du lịch, khi phải “đứng mũi chịu sào” trong đại dịch Covid-19, với hoạt động gần như dừng hẳn.

Năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, mang về nguồn thu 33 tỷ USD, tương đương 12,5% GDP. Tuy nhiên, đến năm 2020, số này giảm còn 3,8 triệu lượt và tổng lượng khách đến hiện tại của năm 2021 chưa bằng 1% năm 2019.

Điều này dẫn tới các dịch vụ liên quan, đặc biệt là lưu trú, vận tải và ăn uống, đã không thể phục hồi như kế hoạch.

Theo HSBC, khoảng 10% lực lượng lao động của Việt Nam tập trung trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, vận tải và giải trí, đều là những ngành liên quan mật thiết đến du lịch.

Số liệu này thậm chí chưa phản ánh hết tình hình thực tế vì có những hoạt động không được thống kê chính thống lại chiếm phần lớn tỷ trọng trên thị trường lao động, trong đó phần nhiều là dịch vụ liên quan tới du lịch.

Khi ngành du lịch ngưng trệ, khoảng 60% người lao động đã bị mất việc làm trong năm 2020, 90% đã nghỉ việc tính đến tháng 5 năm nay. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy trên 2 triệu người lao động trong ngành dịch vụ đã bị thất nghiệp trong quý III, thu nhập bị giảm 15% so với quý trước.

Lộ trình mở cửa du lịch trở lại

Cũng theo HSBC, việc khách du lịch cuối tế đến Việt Nam thấp kỷ lục đã khiến thặng dư tài khoản vãng lai dần thu hẹp.

Trước đó, Việt Nam từng trải qua giai đoạn thâm hụt dịch vụ bình quân 3 tỷ USD/năm, nhưng đã giảm một nửa xuống còn 1,5 tỷ USD vào năm 2019 nhờ lượng khách du lịch cao kỷ lục.

Tuy nhiên, với tình trạng du lịch ngưng trệ hiện nay, thâm hụt dịch vụ tăng cao càng khiến tài khoản vãng lai dao động mạnh.

SỐ LƯỢT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM HÀNG NĂM

Nhãn201420152016201720182019202010T2021

triệu lượt 7.877.941012.9215.5183.80.1

Dù tác động chưa rõ nét trong năm 2020, ngay cả khi thâm hụt dịch vụ cao kỷ lục lên mức 10 tỷ USD thì thặng dư tài khoản vãng lai vẫn ở mức rất tốt, chiếm 5,5% GDP. Nguyên nhân là nhờ xuất khẩu tăng trưởng trong khi nhập khẩu bị thu hẹp.

Tuy vậy, trong bối cảnh xuất khẩu chững lại từ quý III và nhập khẩu phục hồi nhờ hiệu ứng cơ sở thấp, thặng dư thương mại thu hẹp nhiều khả năng không đủ bù đắp cho những thâm hụt trong dịch vụ và thu nhập thứ cấp năm nay.

Trong lộ trình mở cửa trở lại với ngành du lịch, Việt Nam dự kiến mở cửa 5 địa điểm đầu tiên là Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Quảng Ninh từ tháng 11.

Trong đó, Phú Quốc được chọn là nơi thí điểm mở cửa từ 20/11 đón du khách quốc tế đã tiêm phòng đầy đủ.

Trong giai đoạn 2, du khách sẽ được tự do đi lại tại 5 địa phương kể trên từ tháng 1/2022. Giai đoạn cuối cùng là mở cửa toàn bộ du lịch.

Theo HSBC, dù Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu mở cửa trở lại. Tuy nhiên, nhiều tình huống khó lường có thể xảy ra trong giai đoạn dịch bệnh, nên để ngành du lịch có thể trở lại cần cân nhắc nhiều yếu tố như điều kiện nhập cảnh; diễn biến dịch bệnh trong nước; tỷ lệ tiêm phòng vaccine...

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng Việt Nam cần nỗ lực nối lại các chuyến bay quốc tế để thúc đẩy du lịch. Từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều chuyến bay đã bị hủy. Ngay cả khi các quy định giãn cách dần được gỡ bỏ thì ngành hàng không vẫn phải mất một thời gian nữa mới lấy lại phong độ trước dịch.

Lao động bỏ về quê, doanh nghiệp lo thiếu công nhân

Tại các tỉnh phía Nam, nhiều lao động quyết định nghỉ việc về quê. Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch bệnh lại tiếp tục thêm nỗi lo bảo toàn nguồn nhân lực.

Ngân hàng và nhà máy đóng cửa, kinh tế Myanmar lao đao

Nền kinh tế Myanmar tụt dốc sau hơn hai tháng kể từ cuộc chính biến. Hàng loạt ngân hàng, nhà máy đóng cửa do người lao động bỏ việc làm và trở về quê.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm