Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

'Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt' chuyển mình trong bối cảnh đương đại

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã kết hợp cùng nghệ sĩ Nhật Bản Tsuyoshi Sugiyama tái dựng vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" bằng tinh thần mới.

hon truong ba anh 1

Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt là một vở kịch thành công của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đã tạo ra tiếng vang mỗi khi diễn tại các nhà hát. Tuy nhiên, các chất liệu đương đại chưa được khai thác nhiều đối với vở kịch này. Từ những trăn trở đó, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và Tsuyoshi Sugiyama đã tạo nên một phiên bản 2024 hoàn toàn mới.

Tìm kiếm làn gió mới cho vở kịch

- Ý tưởng để đạo diễn mang vở "Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt" lên sân khấu kịch một lần nữa bắt đầu từ đâu?

- Sau thành công từ hai đêm diễn Hoa Cúc Xanh tại Nhà Hát Lớn năm 2022, mình đã nghĩ đến việc đưa các tinh thần của Lưu Quang Vũ đến với bạn bè quốc tế. Mình nghĩ nếu làm ngay sẽ rất khó nhưng từng bước một thì hoàn toàn có thể. Cũng trong khoảng thời gian thai nghén ý tưởng này, mình đã theo dõi đạo diễn Sugiyama. Qua những tác phẩm của Sugi, mình nhận thấy đây là người nghệ sĩ chân chính và có một tâm hồn giản dị. Dù vậy khá thành công trong giới nhưng Sugi chưa gặp may trong việc tiếp cận đại chúng.

Là một người yêu tinh thần của Lưu Quang Vũ và khao khát được đưa kịch Việt ra thế giới, mình muốn tìm kiếm đạo diễn có góc nhìn mới mẻ. Tình cờ mình cũng có theo dõi Sugiyama được gần 5 năm nay, mình cảm thấy đây chính là người mình cần tìm. Sau khi thảo luận, Sugi rất vui vẻ nhận lời.

Thật sự, Hồn Trương Ba, da hàng thịt không phải là vở đầu tiên mình nghĩ tới vì nó quá khó để dàn dựng trên sân khấu. Nhưng Sugi đã chủ động đề xuất. Trước tinh thần chấp nhận thử thách của Sugi, mình đã đồng ý và toàn lực hỗ trợ.

hon truong ba anh 2

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp trong không gian trưng bày Ơ kìa Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Trong một năm rưỡi chuẩn bị cho dự án, bọn mình đã đọc đi đọc lại nguyên tác, hiểu được tâm tư của thời đại, triết lý Lưu Quang Vũ muốn gửi trao, nghiên cứu vở kịch từng thành công của đó của Nhà hát Kịch Việt Nam để hiểu cách diễn dịch của lớp đạo diễn và diễn viên trước đó. Mình cũng đi tìm lý do cho câu hỏi vì sao khán giả của giai đoạn trước yêu mến vở này đến như vậy.

Mình nhận ra rằng, bản thân mình phải dựng thành công vở kịch của Lưu Quang Vũ với một ngôn ngữ hoàn toàn mới lạ, khác biệt. Bọn mình đã cố gắng tạo ra một bản dựng thực sự khác với bản dựng có chiều dày lịch sử trước đây. Từ phục trang, màu sắc, cách tiếp cận, nhân vật đều đương đại hóa. Nhưng bọn mình không thay đổi các câu thoại của Lưu Quang Vũ ngoại trừ một số cách xưng hô trong xã hội cũ như lý tưởng.

Nên là mình rất thích khai thác di sản, mình sẽ tìm về tính nguyên gốc của di sản. Và nếu là một bộ phim hay sân khấu từ di sản đó mình sẽ tôn trọng cái được gọi là nguyên gốc đồng thời mình cũng không để nguyên gốc bó buộc sự sáng tạo để cho người diễn viên phải thế nọ thế kia. Mình nghĩa đó là tinh thần buộc phải có của người làm phim người làm sân khấu.

Mình có một số đặt hàng nhỏ với đạo diễn như thay đổi nhân vật cho hợp thời hơn. Mình cùng đạo diễn casting, tìm ra các khuôn mặt phù hợp với dự án.

Đảm bảo nguồn thu về mặt tài chính, vở diễn này ngốn quá nhiều tiền, thuần túy đến từ đam mê và lòng yêu nghề của các nghệ sĩ. Để có bài toán kinh tế dù là cơ bản nhất thì cũng khó ai có thể tham gia được. Các anh chị em đều là những người làm việc độc lập hay có sự hỗ trợ từ các đơn vị khác. May mắn là vừa mở link bán vé được 15 phút, vở kịch đã bán được 300 vé, gần một đêm diễn.

- Đạo diễn Sugi đưa ra những gì khá mới lạ so với những gì đạo diễn mường tượng về nguyên tác không?

- Có những thay đổi lớn Sugi đã áp dụng cho vở diễn này là việc Sugi đã lựa chọn lối diễn xuất không thông thường tại Việt Nam. Các vở diễn tại Việt Nam thường đi theo hướng kịch nói, mọi người dễ hiểu gần gũi, tương tác với nhau trên sân khấu. Vở diễn sẽ dành sự tương tác tối đa với khán giả, hướng nhìn tối đa về khán giả. Mình nghĩ đây không phải vở kịch dễ hiểu, dễ gần nhưng nó có sức nặng và cuốn hút.

Vở diễn này cũng có nhiều người đảm trách hai vai, đó đều là ý đồ đạo diễn gửi gắm. Ban đầu mình cũng muốn thay đổi giới tính của một số nhân vật, mình cũng đề xuất việc đó.

- Từ góc độ của một nhà làm phim, khi bắt tay vào làm đạo diễn, chị nhận thấy có điều gì khó khăn khi dựng vở diễn của Lưu Quang Vũ trên một sân khấu có tính ước lệ tượng trưng?

- Ban đầu Sugi nói với mình muốn pha trộn thêm công nghệ điện ảnh lên sân khấu nhưng mình đã phản đối. Tôi muốn đạo diễn Sugi cùng nghệ sĩ Việt Nam có cơ hội thử nghiệm với một chất liệu sân khấu, ngôn ngữ sân khấu thuần khiết mà vẫn phải có hơi thở đương đại. Sugi sẽ không cần phải có các hiệu ứng công nghệ, không cần màn chiếu LED, các layer như vở diễn đậm tính giải trí.

Thử thách khi dàn dựng vở diễn này là làm sao để mang trọn vẹn cảm xúc lên sân khấu. Trong điện ảnh, mình quay một cái cận cảnh khóc cười không đạt mình có thể quay lại cho đạt thì thôi. Sân khấu thì không như vậy. Không có “one more take” nào ở đây. Có người từng nói với mình: “Sân khấu là thánh đường, có những thứ sinh ra rồi sẽ vĩnh viễn vì nó không bao giờ lặp lại”. Đến nay mình mới thấm thía câu nói đó.

Trong đoạn con trai cả của ông Trương Ba nói những lời xấc xược với bố, bạn Nguyễn Trường Khang của Lực Team có thể tạo ra những biên độ tinh tế. Mình ngay lập tức có thể cảm nhận được sự tinh tế đã được Khang mài dũa hàng ngày đó.

Hơi thở đương đại trong tác phẩm

- Đạo diễn bắt đầu gặp gỡ tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ từ khi nào?

- Mình đọc kịch Lưu Quang Vũ khá muộn, cho tới lúc mình nhận ra sẽ rất thiếu sót khi nghiên cứu về Lưu Quang Vũ mà không hiểu nhiều về kịch, một mảng quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Mình bắt đầu đi xem các sân khấu nhiều hơn. Nhờ đó, mình nhận ra rằng kịch của Lưu Quang Vũ đã làm đem lại cảm giác rung động đặc biệt. Những vở kịch đã tạo ra bầu không khí đối thoại dễ hiểu, dễ gần.

hon truong ba anh 3

NS Chiều Xuân và NS Hoàng Tùng trên sân khấu vở kịch "Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt". Vở kịch đi theo hướng thể nghiệm, diễn viên tương tác với khán giả nhiều hơn. Ảnh: Se sẽ chứ.

- Trong những lần nghiên cứu về tác phẩm, đạo diễn có cảm nhận gì với câu chuyện trong "Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt"?

- Thông qua các thể loại kịch, Lưu Quang Vũ truyền tải các nội dung trong hiện thực vừa triết lý sâu cay vừa hài hước. Đồng thời Lưu Quang Vũ cũng để cho người xem những khoảng lặng thấm thía rung động.

Với các đạo diễn kịch của Lưu Quang Vũ còn là một tài sản lớn bởi mỗi tác phẩm đều có thể được soi chiếu dưới góc nhìn khác nhau. Ví dụ, vở Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt ngày xưa của Nhà hát kịch Hà Nội vừa sâu sắc vừa thấm đẫm tiếng cười, giống câu chuyện dân gian có màn trào lộng sâu cay. Đạo diễn Nhật bản lại nhìn ra yếu tố khác, một thông điệp về sự lãng quên, nỗi sợ bị lãng quên của bất kỳ ai trên cõi đời này.

- Cuộc khủng hoảng hiện sinh thường thấy trong các tác phẩm của Lưu Quang Vũ sẽ được khắc họa ra sao trong phiên bản "Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt" năm 2024 này?

- Trong kịch của Lưu Quang Vũ chúng ta hay nhìn thấy một cuộc khủng hoảng nhưng nó được diễn dịch theo cách nguyên bản. Ít vở đưa câu chuyện của ông thẳng về thời ngày nay, lược bớt một số văn cảnh của bối cảnh trước đó. Cuộc khủng hoảng hiện sinh trong vở kịch mới này sẽ nói về những đứt gãy, đổ vỡ về mặt bên trong mang tâm thế thời đại khác hẳn dù vẫn sử dụng lời thoại cũ của Lưu Quang Vũ. Chúng ta sẽ nhìn cuộc khủng hoảng hiện sinh được khắc họa trong vở kịch của Lưu Quang Vũ một cách gần gũi, sâu sát hơn.

Vở kịch Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt năm 2024 do Ơ Kìa Hà Nội cùng đạo diễn Sugiyama thực hiện lại là câu chuyện đương đại có sức hút mạnh mẽ. Những màn đối thoại có thể làm cho mọi người phải suy nghĩ rất lâu về những vấn đề nhân sinh và đổ vỡ, tổn thương trong xã hội chứ không còn phong vị nhẹ nhõm trào lộng như khán giả thường thấy.

Xin cảm ơn đạo diễn!

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho ZNews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Chuyện ly kỳ của nhạc sĩ Hồng Đăng và kịch tác gia Lưu Quang Vũ

Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nhạc sĩ Hồng Đăng đều đã nhẹ bước ở cõi thênh thang nhưng chuyện về hai người thì vẫn còn được kể bởi người ở lại.

Mối tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ

Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ ở bên nhau cho đến giây phút cuối cùng và cùng tạm biệt thế gian vào một ngày mùa thu cách đây 34 năm. Nhưng tình yêu của họ, thơ ca của họ thì vẫn còn.

Đức Huy

Bạn có thể quan tâm