Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 12.000 vụ lừa đảo qua mạng được ghi nhận trong một năm

Trong một năm qua cơ quan chức năng ghi nhận hơn 12.000 trường hợp lừa đảo trực tuyến, phần lớn là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Với nhóm "nạn nhân tiềm năng" lớn, hơn 70 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, các đối tượng xấu liên tục lợi dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao, theo cảnh báo của Cục An toàn Thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT).

Theo ghi nhận từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến. Trong đó lừa đảo tài chính chiếm phần lớn, 75,6%, và lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân chiếm 24.4%.

Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính, đại diện Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), thuộc Cục ATTT, trao đổi với Zing. Từ thông tin cá nhân và thông tin tài khoản liên quan, kẻ xấu có thể lợi dụng chiếm đoạt tài sản qua nhiều hình thức khác nhau.

Kẻ lừa đảo thường dùng cách giả mạo, chẳng hạn như giả mạo ngân hàng và cơ quan chức năng, để yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và OTP, hoặc chuyển tiền trực tiếp. Cục ATTT cho biết hình thức này chiếm gần 75% các vụ lừa đảo qua mạng.

Ít phổ biến hơn nhưng vẫn xảy ra là lừa đảo thông qua chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, lợi dụng tình cảm, lừa sử dụng app cho vay. Các hình thức này chiếm khoảng 25% các vụ lừa đảo được ghi nhận.

Cục ATTT cho biết trong năm 2022 đã ngăn chặn và xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, tuy nhiên thiệt hại lừa đảo trực tuyến gây ra vẫn lớn vì các nạn nhân thường có tâm lý bỏ qua “mất rồi thì thôi”, ngại các thủ tục trình báo, khiến cơ quan chức năng khó xử lý.

Chuyên gia Ngô Minh Hiếu từ dự án Chống lừa đảo cũng cho biết người dùng mạng cần bình tĩnh, không sợ hãi khi nhận thông tin tự xưng cơ quan chức năng. Trên thực tế, nếu có vấn đề cần giải quyết, các tổ chức sẽ cử đại diện hoặc gửi giấy đến nhà chứ không dùng hình thức liên lạc trực tuyến.

VNCERT/CC cũng khuyến nghị khi bị các nguồn tin không rõ ràng đe doạ, yêu cầu nộp tiền hay khai báo thông tin, người dùng mạng cần liên hệ để nhận hướng dẫn từ cơ quan chức năng, kể cả khi chưa có ghi âm, hình ảnh bằng chứng.

Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ

Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.

Lý do địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma giảm hơn 45%

Trong chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng gần nhất, cơ quan chức năng sẽ tìm, xử lý triệt để những website phát tán mã độc và chặn kết nối đến địa chỉ máy chủ.

Hoàng Nam

Bạn có thể quan tâm