Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học giả quốc tế tới Việt Nam bàn về an ninh ở Biển Đông

Ngày 23/11, hội thảo quốc tế lần 7 về Biển Đông được khai mạc tại thành phố Vũng Tàu, với sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước.


Toàn cảnh phiên khai mạc hội thảo Biển Đông lần 7.

Hội thảo do Học viện Ngoại giao, Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức, với chủ đề “Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”. Tại sự kiện, các chuyên gia hàng đầu thế giới về Biển Đông sẽ trình bày khoảng 30 bài tham luận về các lĩnh vực Quan hệ Quốc tế, Luật Quốc tế, An ninh biển, Hợp tác biển. Hơn 200 đại biểu quốc tế và Việt Nam, là các quan chức cấp cao, lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà ngoại giao tham gia thảo luận.​

Một số nhà nghiên cứu Biển Đông hàng đầu thế giới đến dự hội thảo và trình bày tham luận gồm Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia); Tiến sĩ Patrick M. Cronin, Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS); Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore...

a
Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) tham dự hội thảo.

Đại diện ban tổ chức nhấn mạnh, hội thảo là cơ hội đặc biệt giúp đại biểu cập nhật tình hình và thông tin mới nhất về Biển Đông từ nhiều khía cạnh, nghiên cứu và thảo luận các biện pháp nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và nhằm tăng cường hợp tác.

Đại sứ, Tiến sĩ Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao Việt Nam) nhận định chung về tình hình Biển Đông trong năm 2015 “không có những cơn bão lớn nhưng sóng ngầm vẫn cuồn cuộn”, đe doạ tuyến đường giao thông huyết mạch và an ninh khu vực. “Nguyên trạng trên Biển Đông ngày càng bị thay đổi”, Đại sứ Đặng Đình Quý nói. Ông cho rằng: “Biển Đông trở thành thuốc thử trong cam kết của nhiều nước về duy trì ổn định hoà bình, ổn định trong khu vực”.

Trước những ý kiến lo ngại Biển Đông trở thành điểm nóng an ninh mới trên thế giới, Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng, mục tiêu chung là kiểm soát xung đột, giữ vững hoà bình. Biển Đông chỉ có thể yên bình khi các bên hành xử có cân nhắc đến lợi ích các nước khác, hành xử tôn trọng luật pháp quốc tế.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang chịu nhiều sức ép về tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này trên Biển Đông, qua việc Mỹ điều tàu chiến đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp trái phép trên Biển Đông; cũng như diễn biến vụ kiện của Philippines bước đầu theo chiều hướng bất lợi cho Bắc Kinh. Tại hội thảo, các chuyên gia sẽ cùng phân tích tác động tình hình quốc tế và vai trò của luật quốc tế đối với vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và nghĩa vụ của các bên.

Đây là sự kiện diễn ra hàng năm, quy tụ đông đảo học giả nghiên cứu về Biển Đông trong và ngoài nước, cùng đại diện một số cơ quan chức năng của Việt Nam.​

Biển Đông - phép thử sự đoàn kết của ASEAN

Trung Quốc từ lâu đã áp dụng chiến lược "chia để trị" với ASEAN, nhằm ngăn cản một sự thống nhất và đoàn kết của khu vực trong vấn đề Biển Đông.

Australia cảnh báo TQ có thể gây ra chiến tranh ở Biển Đông

Thủ tướng Australia hôm 22/11 cho rằng Trung Quốc sẽ không chỉ tự cô lập trong khu vực mà còn có thể khơi mào một cuộc chiến nếu tiếp tục yêu sách chủ quyền và đe dọa ở Biển Đông.

Minh Anh - Ảnh: Hải An

Bạn có thể quan tâm