Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hộ chiếu gắn chip dùng để làm gì

Hộ chiếu gắn chip tăng tính bảo mật và là điều kiện nếu muốn sử dụng cổng kiểm soát nhập cảnh tự động hay eGate.

Công dân Việt Nam có thể lựa chọn cấp hộ chiếu điện tử gắn chip kể từ ngày 1/3. Ảnh: Hoàng Lam.

Hộ chiếu gắn chip chứa dữ liệu sinh trắc học hay hộ chiếu điện tử đã được các quốc gia triển khai nhiều năm. Malaysia ban hành hộ chiếu điện tử đầu tiên trên thế giới vào năm 1998. Năm 2003, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã đặt ra tiêu chuẩn cho hộ chiếu điện tử.

Các quốc gia muốn triển khai hộ chiếu điện tử đều phải tuân theo các tiêu chuẩn do cơ quan chuyên trách này của Liên hợp quốc đưa ra. Bỉ ra mắt hộ chiếu điện tử tuân thủ ICAO đầu tiên vào năm 2004. Mỹ bắt đầu triển khai hộ chiếu điện tử của riêng mình vào năm 2006. Theo ICAO, hơn 140 tổ chức nhà nước và phi nhà nước hiện cấp hộ chiếu điện tử, với hơn 1 tỷ hộ chiếu đang lưu hành.

Lợi ích bảo mật của hộ chiếu điện tử

Hộ chiếu điện tử đặc biệt an toàn vì thông tin lưu trữ, chẳng hạn như nhân dạng và dấu vân tay của chủ sở hữu, không thể bị thay đổi mà không để lại dấu viết.

Việc tạo hộ chiếu điện tử giả mạo gần như là không thể. Rất khó để có được chip dùng trong hộ chiếu. Sau đó, kẻ làm giả sẽ phải “ký” kỹ thuật số các thông tin lưu trong chip, giống như cách chính phủ ban hành hộ chiếu làm. Chữ ký số này được giữ bí mật và được bảo vệ bằng khóa mật mã riêng.

ho chieu gan chip anh 1

Thông tin trên hộ chiếu gắn chip giống với các nội dung in trên hộ chiếu không gắn chip, ngoại trừ việc bổ sung biểu tượng con chip ở các trang bìa và thông tin nơi sinh ở trang nhân thân. Ảnh: Hoàng Lam.

Ngoài tính bảo mật, hộ chiếu điện tử còn có những lợi ích thiết thực. Vào những năm 1980, nhiều quốc gia bắt đầu cấp hộ chiếu có thể đọc được bằng máy. Các ký tự đặc biệt được in trên hộ chiếu giấy và được máy quét tự động giúp đẩy nhanh quá trình xử lý thủ tục nhập cảnh. Máy móc mắc ít lỗi hơn so với con người, và có thể tự động đối chiếu dữ liệu với cơ sở dữ liệu tội phạm và danh sách theo dõi.

Tất cả lợi thế này được tăng cường với hộ chiếu điện tử, tạo ra tốc độ xử lý nhanh hơn nữa ở một số kiểm tra nhập cư.

Không thể thiếu cho eGate

Số khách du lịch hàng không gia tăng nhanh toàn cầu đã dẫn đến việc triển khai các hệ thống kiểm soát nhập cư tự động hóa, hay còn gọi là eGate. Các cổng xử lý tự động này giúp đảm bảo mức độ bảo mật cao hơn trong khi tăng tốc độ xử lý và tránh ùn ứ.

Không phải sân bay nào hiện nay cũng có eGate, và mỗi quốc gia cũng có những điều kiện cho phép sử dụng eGate khác nhau. Dù vậy yêu cầu không thể thiếu để người nhập cảnh được kiểm tra sinh trắc học bằng eGate là sở hữu hộ chiếu điện tử, để cổng tự động đối chiếu thông tin nhân dạng trong chip với người sử dụng.

ho chieu gan chip anh 2

Người nhập cảnh ở Anh sử dụng eGate, giúp tăng tốc quy trình kiểm soát nhập cảnh. Ảnh: Gov.uk.

Người dùng cũng cần lưu ý các hệ thống kiểm soát biên giới tự động của các nước có tên gọi khác nhau. Ví dụ, eGate ở Đức được gọi là EasyPass, ở Pháp là cổng PARAFE, ở Hàn Quốc là Smart Entry Service và ở UAE là SmartGates. Ở Mỹ, hệ thống tự động này được kết hợp trong các ki-ốt Nhập cảnh Toàn cầu.

Quy trình kiểm tra của eGate cũng có thể thay đổi tùy sân bay. Trong một số trường hợp, cổng chỉ yêu cầu nhận dạng khuôn mặt sẽ đủ, một số khác thì yêu cầu cả dấu vân tay hoặc/và câu hỏi bảo mật.

Một số trung tâm hàng không quốc tế lớn đã triển khai eGate là sân bay quốc tế Rome Fiumicino và Milano Malpensa ở Ý, Canberra, Melbourne, Perth và Sydney ở Australia, Munich và Frankfurt ở Đức, Paris Orly, Paris Charles de Gaulle và Lyon ở Pháp, Suvarnabhumi ở Thái Lan. Mỹ có 50 sân bay sử dụng eGate và Vương quốc Anh có 13.

Trước khi đi du lịch, người dùng hộ chiếu điện tử nên truy cập trang web của sân bay đến và kiểm tra xem mình có được nhập cảnh qua hệ thống kiểm soát biên giới tự động hay không. Người dùng hộ chiếu gắn chip vẫn phải đi qua nhập cảnh thủ công nếu 2 quốc gia không có thỏa thuận về hộ chiếu.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Smartphone màn hình gập lần đầu gặp khó

Quý IV/2022 là lần đầu tiên lượng smartphone màn hình gập xuất xưởng trên toàn cầu ghi nhận giảm kể từ khi nhóm sản phẩm đột phá này gia nhập thị trường.

Lenovo mang màn hình cuộn lên laptop, smartphone

Đến với MWC 2023, Lenovo gây ấn tượng khi giới thiệu laptop và smartphone có thể mở rộng màn hình. Tuy nhiên, những thiết bị này vẫn chưa được bán thương mại.

Hoàng Nam

Bạn có thể quan tâm