Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Hình ảnh lột tả sự trớ trêu ở nơi diễn ra Hội nghị COP26

Tại COP26, các đại biểu đề cập tới nhiều hành động cấp thiết để cứu hành tinh. Nhưng ngay bên ngoài nơi tổ chức hội nghị, rác thải lại chất đống ở lề đường của thành phố Glasgow.

van de bien doi khi hau anh 1

Trong tiếng Gaelic, “Glasgow” có nghĩa là “nơi xanh tươi thân yêu”, một từ để chỉ công viên, khu vườn và không gian xanh đang nở rộ khắp thành phố. Nhưng theo Chris Mitchell, một người thu gom rác ở đây trong hơn hai thập niên, điều duy nhất "nở rộ" mạnh mẽ ở Glasgow những ngày này là “núi rác thải”.

Giới chính trị tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Glasgow mới đây thuyết giảng về sự cần thiết phải hạn chế phát thải khí nhà kính và tiêu thụ để bảo vệ hành tinh. Tuy vậy, không cần nhìn đâu xa khi thực tế về rác thải của xã hội có thể nhìn thấy ngay tại ngưỡng cửa của hội nghị, theo New York Times.

Thùng rác chất đống ven đường. Số lượng chuột trong thành phố tăng vọt. 4 công nhân thu gom rác phải nhập viện vì bị loài vật này tấn công trong 5 tháng qua. Rác ở khắp nơi tại thành phố.

"Chúng tôi cần được tôn trọng"

Ông Mitchell đại diện cho 1.000 người thu gom rác của thành phố cho biết họ đã tổ chức một cuộc đình công kéo dài 8 ngày kết thúc vào ngày 8/11 vì họ cảm thấy mệt mỏi với điều kiện làm việc tồi tệ, thiếu sự tôn trọng và đồng lương bèo bọt.

Đây cũng chính là tiếng kêu vang vọng khắp Anh, Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới - nơi người làm công việc thiết yếu này đã gánh vác cả cộng đồng vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch - không còn chịu đựng được tình trạng làm việc quá sức.

"Chúng tôi đã giữ an toàn cho mọi người", ông Mitchell, 45 tuổi, người bắt đầu làm công việc thu gom rác từ năm 16 tuổi, cho biết. "Chúng tôi quan tâm đến những người dễ bị tổn thương nhất. Chúng tôi chăm sóc cho người già”.

Tiếng vỗ tay từng vang lên hàng đêm dành cho những công nhân làm việc trong suốt đại dịch. Nhưng giờ đây, khi đại dịch lắng xuống, ông cảm thấy chính phủ “bỏ rơi những người đã cứu quốc gia này”.

Rác hiện chỉ được thu gom ba tuần/lần so với hai tuần/lần vào khoảng một năm trước. Điều đó có nghĩa là những người thu gom rác - nhiều người trong số họ kiếm được ít hơn 27.000 USD một năm - phải mang vác thêm nhiều đồ nặng lên xuống các bậc thang.

van de bien doi khi hau anh 2

Những người thu gom rác đã tổ chức một cuộc đình công kéo dài tám ngày. Ảnh: New York Times.

Ông Mitchell cho biết thêm ngoài tần suất thu gom rác ít hơn, khối lượng rác của mỗi hộ gia đình đã tăng lên trong hai năm qua. Điều này phản ánh người dân chi tiêu nhiều hơn cho giao hàng trực tuyến.

"Đại dịch tạo ra chất thải chồng lên chất thải", ông nói.

Khoảng 635.000 người trong thành phố đã kêu gọi cư dân giảm rác thải để góp phần bảo vệ môi trường. Nhưng những người thu gom rác như Jack McGowan, 26 tuổi, nói rằng giảm lượng rác thải không phải là cách hiệu quả.

“Thùng rác luôn trong tình trạng thế này", anh nói, chỉ tay vào đống rác chất chồng phía sau khu căn hộ ở Scotstoun phía tây trung tâm thành phố Glasgow hôm 10/11. Anh đã nhìn thấy bốn con chuột nhảy ra khỏi thùng rác vào sáng hôm đó.

“Chúng tôi cần trả lương cao hơn. Và cả sự tôn trọng nữa", anh nói. Anh McGowan cho biết anh đang sống với mẹ vì không đủ khả năng vay thế chấp với mức lương khoảng 25.000 USD một năm.

Chưa quan tâm đúng đối tượng

Glasgow đã thúc đẩy chương trình tái chế trong nỗ lực thân thiện với môi trường. Nhưng McGowan cho biết anh từng nhìn thấy hàng ngày mọi người bỏ rác không thể tái chế vào các thùng phân loại.

Những người thu gom rác cho biết họ có khả năng sẽ đình công một lần nữa tới Giáng sinh nếu không được tăng lương. Trong một tuyên bố, Hội đồng thành phố Glasgow nói rằng giới lãnh đạo đã trò chuyện với công đoàn để tiếp tục đàm phán với họ, nhưng không nêu thêm chi tiết.

Trong khi đó, các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Glasgow nói rằng họ đang đạt được một số tiến bộ nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Hôm 10/11, Mỹ và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung, trong đó cam kết tăng cường hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thông qua giảm phát thải khí metan, bảo vệ rừng và loại bỏ dần than đá.

Ngoài ra, cơ quan khí hậu của Liên Hợp Quốc cũng công bố bản dự thảo hiệp định kêu gọi các quốc gia “đẩy nhanh việc loại bỏ dần” lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Nhưng bên cạnh những cuộc đàm phán về khí hậu, sự thất vọng ngày càng tăng len lỏi giữa các nhà hoạch định chính sách và đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày, khi nhiều người cho rằng lời cam kết của các quốc gia thực hiện mục tiêu cách xa hàng thập niên là không đủ.

van de bien doi khi hau anh 3

Thùng phân loại rác phía sau khu chung cư ở Scotstoun. Ảnh: New York Times.

Khoảng cách giữa giới lãnh đạo cùng giám đốc điều hành doanh nghiệp và tầng lớp lao động cũng là vấn đề. Khi họ đề cập đến nhu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi năng lượng sạch, người lao động chính là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chi phí gia tăng gắn liền với quá trình chuyển đổi đó.

Nhiều người lao động được trả lương thấp nhất trong xã hội, bao gồm cả những người thu gom rác, đang lo lắng về việc tăng giá thực phẩm và năng lượng, tiền thuê nhà hơn là nhiệt độ tăng. Họ thường không đủ tiền để chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm và quần áo bền vững.

Theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ, khi nền kinh tế khởi sắc trở lại sau một thời gian tạm lắng trong đại dịch, số lượng người lao động bỏ việc tăng kỷ lục. Nhiều nơi phải vật lộn để tìm đủ nhân viên chăm sóc sức khỏe, bồi bàn, tài xế xe tải và người bán thịt.

Điều này tiếp thêm cho người lao động sức mạnh mới.

Số lượng công nhân đình công ở Mỹ trong tháng 10 đã tăng lên hơn 25.000 người, so với mức trung bình khoảng 10.000 người trong ba tháng trước đó, theo dữ liệu do trường Quan hệ Lao động và Công nghiệp thuộc Đại học Cornell thu thập.

Ông Mitchell nói rằng 20 tài xế đã rời đội thu gom rác trong những tuần gần đây để làm công việc lái xe tải có mức lương cao hơn.

Peter Welsh, phát ngôn viên của Công đoàn GMB Scotland, cho biết Scotland cần đầu tư vào người lao động, những người góp phần trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

"Có những thách thức lớn, rất lớn mà tôi nghĩ các chính trị gia chưa bắt đầu nắm bắt và thấu hiểu được", ông nói.

Bọc chăn chống lửa bảo vệ cây cổ thụ lớn nhất thế giới Cháy rừng ở California đe dọa sự sống của hàng loạt sinh vật trong Vườn quốc gia Sequoia. Các nhân viên cứu hỏa đã bọc chăn chống lửa quanh gốc cây cổ thụ lớn nhất thế giới.

Mỹ và Trung Quốc bất ngờ công bố thỏa thuận chống biến đổi khí hậu

Mỹ và Trung Quốc đã công bố thỏa thuận tăng cường hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thông qua giảm phát thải khí metan, bảo vệ rừng và loại bỏ dần than đá.

Bức ảnh lột tả vấn đề nước biển dâng khiến cả thế giới quan tâm

Bộ trưởng Ngoại giao Tuvalu đã ghi hình bài phát biểu trước hội nghị COP26 khi đứng giữa khu vực nước biển dâng cao tới đầu gối để nhấn mạnh hậu quả từ biến đổi khí hậu.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm