Trước khi ngồi vào vị trí đồng giám đốc dự án Lại Đây Refill Station, Helly Tống từng khởi nghiệp với mô hình chuỗi cà phê, thời trang, mỹ phẩm Heverly khi mới 19 tuổi. Tuy nhiên, Helly chọn dừng lại khi nhận ra điều gì thực sự dành cho bản thân. Hai năm sau, Lại Đây Refill Station ra đời sau thời gian dài Helly Tống sống an, sống xanh, sống tỉnh thức.
Helly Tống theo đuổi lối ăn chay trường 10 năm nay. Đây cũng là điểm chung giữa cô và người sáng lập thương hiệu Lagom. |
Anh Lê Trung Thông, người sáng lập Lagom, cho biết doanh nghiệp ra đời bởi trách nhiệm của vị phụ huynh có 3 con nhỏ. Anh cho rằng bên cạnh đáp ứng nhu cầu sống cơ bản, điều các bậc cha mẹ cần làm là giáo dục con cái về những nhu cầu cấp thiết và rộng lớn hơn như bảo vệ môi trường.
Từ ý tưởng này, anh Thông cùng cộng sự bắt tay thành lập Lagom vào năm 2019 như dự án cá nhân bên cạnh việc duy trì 2 doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, sự lớn mạnh nhanh chóng của Lagom vượt hơn những gì đội ngũ tưởng tượng. Sau một năm thành lập Lagom, anh Thông quyết định dừng mọi hoạt động thuộc mảng xây dựng, tập trung cho “đứa con tinh thần” mới.
Sự quan tâm môi trường trở thành tiếng nói chung
Đồng quan điểm: “Thói quen tiêu dùng và xả rác thải bừa bãi sẽ khiến chúng ta và con cháu đời sau trở thành nạn nhân của nhiều vấn nạn ô nhiễm môi trường”, hai dự án của Helly Tống và Lê Trung Thông đều theo đuổi định hướng thay đổi nhận thức cộng đồng bằng sản phẩm và dịch vụ, thay vì chỉ phụ thuộc các bài diễn thuyết truyền cảm hứng về sống xanh.
Hiện nay, Lại Đây Refill Station chọn mô hình kinh doanh các sản phẩm sinh hoạt và chăm sóc nhà cửa làm từ những nguyên liệu thân thiện môi trường, đồng thời tạo ra dịch vụ “refill” hỗ trợ sang chiết và làm đầy sản phẩm trong lọ chứa có sẵn khách hàng mang theo.
Dự án của Helly Tống còn mang đến có người tiêu dùng trải nghiệm 5R: Reduce - Re-use - Recycle - Repair - Refuse cùng chương trình “Chia sẻ xanh và tái sử dụng” để giảm thiểu rác thải. |
Trong khi đó, Lagom ứng dụng thành công mô hình thu gom - tái chế vỏ hộp sữa 100% theo hình thức không phân tách và tạo nên vật liệu gỗ nhựa (hay còn gọi WPC), từ nguyên liệu phế thải. Đây là bước đệm quan trọng cho sự ra đời của móc áo sinh thái Ecohanger đang là sản phẩm chủ lực của thương hiệu.
Bước tiến trong nghiên cứu này không chỉ góp phần hạn chế rác thải khó phân hủy, mà còn hạn chế việc tiêu thụ gỗ từ tự nhiên. Ecohanger giải quyết hiệu quả vấn nạn móc áo nhựa trong ngành thời trang và góp phần giảm thiểu tỷ lệ đốn cây để sản xuất móc áo. Theo số liệu thống kê riêng của Lagom, quá trình sản xuất Ecohanger giảm thiểu 30 hecta chặt phá rừng mỗi năm.
Ecohanger của Lagom chiến thắng cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo do cơ quan SEPT Innovation Center (Đức) tổ chức, đồng thời được mời phát biểu tại hội nghị kinh doanh chia sẻ chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa 3rd Go Circular tại Antwerp, Bỉ. |
Không đơn độc khi theo đuổi sự bền vững
Vốn gắn bó với hình thức cung ứng theo dạng B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) và xuất khẩu sang các thị trường như châu Âu, Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc), sự xuất hiện của Lagom trên nền tảng TMĐT được xem là bước khởi động quan trọng trong kế hoạch mở rộng mảng B2C (doanh nghiệp tới khách hàng).
Anh Lê Trung Thông cho biết: “TMĐT là kênh phân phối trực tuyến quan trọng đưa Lagom đến gần khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, với việc tham gia dự án ‘Chọn xanh cùng Shopee’, tôi tin thông điệp tiêu dùng có trách nhiệm và bảo vệ môi trường mà Lagom theo đuổi sẽ được lan tỏa đến mọi người một cách nhanh chóng và rộng rãi”.
Dù mới đi vào hoạt động từ tháng 1, gian hàng của Lagom trên Shopee nhanh chóng được chú ý với sản phẩm móc áo sinh thái Ecohanger. |
Đại diện Lagom cũng khẳng định sự xuất hiện trên nền tảng TMĐT là chiến lược cần thiết để tiếp cận nhóm khách hàng trẻ - đối tượng có khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng nhờ đặc điểm “sành” công nghệ. Vượt lên bài toán lợi nhuận, điều những doanh nghiệp như Lại Đây Refill Station hay Lagom hướng đến là thay đổi bức tranh nhận thức và hành động của mỗi người với môi trường từng ngày, đặc biệt với thế hệ trẻ.
Hành động nhỏ tạo ra giá trị lớn, những bước đi chậm nhưng có chiến lược của Lagom và Lại Đây Refill Station là tiền đề để lan tỏa những giá trị sống xanh theo cách đúng đắn và bền vững. Chưa kể với sự đồng hành của các nền tảng TMĐT như Shopee, Lagom và Lại Đây Refill Station sẽ tiếp tục tạo ra nhiều nguồn cảm hứng tích cực trong cộng đồng kinh doanh nói riêng và cộng đồng những người hành động vì môi trường nói chung.
Shopee đồng hành các nhà bán hàng và thương hiệu khởi động chiến dịch “Chọn xanh cùng Shopee”, nhằm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ phù hợp xu hướng tiêu dùng hiện đại. Từ đó, người dùng có thể đóng góp vào nỗ lực tiêu dùng bền vững. Độc giả tham khảo thông tin chi tiết về chương trình tại đây.
Bình luận