![]() |
Biên giới Trung Quốc và Triều Tiên ngăn cách bởi con sông Yalu (Áp Lục). Nếu chưa có thị thực Triều Tiên, đi thuyền trên sông Yalu là cách đơn giản để tiếp cận người dân ở vùng biên giới của đất nước bí ẩn này. Sự khác biệt của hai nước về sự giàu có có thể nhìn thấy rõ qua bức ảnh, với những ngôi nhà cao tầng ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc, ở phía bên phải, và những ngôi làng nhỏ của Triều Tiên ở phía đối diện. |
![]() |
Cầu Hữu nghị Trung - Triều nối thành phố Đan Đông của Trung Quốc với thành phố Sinuiju của Triều Tiên. Sự khác biệt càng rõ rệt vào ban đêm, khi thành phố của Trung Quốc lung linh dưới ánh đèn, trong khi Triều Tiên chìm trong bóng tối. |
![]() |
Cánh đồng lúa và khung cảnh khoang sơ ở Triều Tiên. Đạp xe và đi bộ là những cách phổ biến nhất cuả hầu hết người dân nước này. Sau chiến tranh Triều Tiên, về mặt kinh tế, Triều Tiên từng là điểm đến hấp dẫn hơn so với Hàn Quốc. |
![]() |
Người Triều Tiên không được phép rời bỏ quê hương. Tháp canh và lính gác ở khắp mọi nơi. Nếu bị binh lính bắt giữ khi cố gắng trốn thoát, người dân Triều Tiên có thể bị đưa vào trại tập trung vài tháng hoặc vài năm. Tội đào ngũ sẽ chịu hình phạt nặng nề hơn. |
![]() |
Khu nhà ở thành phố Sinuiju gợi nhớ hình ảnh Đông Âu trước năm 1989. |
![]() |
Tự chủ là hệ tư tưởng của Triều Tiên, nhưng tình trạng nghèo đói dường như vẫn diễn ra ở khắp nơi. Sau một số thế hệ sống hoàn toàn tách biệt, người Triều Tiên và Hàn Quốc ngày càng ít điểm chung hơn. Người Triều Tiên có chiều cao trung bình thấp hơn so với người Hàn Quốc. |
![]() |
Thủ đô Bình Nhưỡng khá sạch và không hề ồn ào hay đông đúc. Ở Triều Tiên, hướng dẫn viên sẽ theo sát khách du lịch. Du khách có thể sử dụng điện thoại di động, nhưng không có wifi ở bất kỳ nơi nào. |
![]() |
Người dân đi lại trên đường phố Bình Nhưỡng. Một du khách từng đến Triều Tiên nói rằng việc chụp ảnh ở đất nước bí ẩn này giống như thi bắn cung ở Olympic, khi lái xe có thể đi nhanh hoặc đi chậm tuỳ theo cảm hứng. |
![]() |
Khung cảnh Bình Nhưỡng nhìn từ khách sạn Yanggakdo. Ở góc trái bức ảnh là khách sạn Koryo, nơi người Trung Quốc có thể ở lại và du khách được phép đi lại thoải mái hơn. Bên phải là khách sạn Ryugyong, một toà nhà cao 330 m chưa hoàn thiện dù xây dựng từ năm 1987. |
![]() |
Bên trong sảnh khách sạn Yanggakdo. Du khách không được phép rời khách sạn này và đi lại một mình thoải mái mà cần phải có hướng dẫn viên. |
![]() |
Dù Bình Nhưỡng có hai nhà máy điện, việc cung cấp điện luôn trong tình trạng khẩn cấp. Trước khi bị chia cắt, khoảng 90% lượng điện trên bán đảo Triều Tiên là từ miền bắc. |
![]() |
Xe taxi ở thủ đô Bình Nhưỡng. |
![]() |
Quảng trường Kim Nhật Thành và Đại học tập đường nhân dân ở trung tâm thủ đô của Triều Tiên. |
![]() |
Bức tượng khổng lồ của 2 nhà lãnh đạo Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và con trai Kim Jong-il được dựng ở đồi Munsudae tại Bình Nhưỡng. Hình ảnh của hai cố lãnh đạo và khẩu hiệu của Đảng Lao động Triều Tiên xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp đất nước này. |
![]() |
Ở Triều Tiên, có những nơi du khách được phép và không được phép đến mà cần có hướng dẫn viên đi theo. Ở đây, những quả táo có giá 5 USD. Người bán hàng chấp nhận đồng nhân dân tệ, euro. |
![]() |
Người Triều Tiên trên xe đi làm và đi học. |
![]() |
Tuần báo Pyongyang Times ra đời từ năm 1965, được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Trang nhất thường là bài viết về các chuyến thăm hoặc lời khuyên của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. |
![]() |
Khải hoàn môn tại Bình Nhưỡng được xây dựng để kỷ niệm phong trào kháng chiến của người Triều Tiên trước Nhật Bản 1925 - 1945. Đây là khải hoàn môn cao thứ hai thế giới, sau công trình ở Mexico. |