Tối 24/6, khu vực cửa bay của sân bay Tân Sơn Nhất chật kín hành khách chờ khởi hành. Hàng loạt chuyến bay liên tục bị delay vì thời tiết xấu.
Chiều cùng ngày, TP.HCM xuất hiện mưa dông gây ảnh hưởng đến các chuyến bay. Đến hơn 21h, hàng trăm hành khách vẫn phải ngồi, nằm vật vã ở sân bay để chờ thông báo mới.
Theo quy định của Luật Hàng không dân dụng, trường hợp hãng bay chậm chuyến từ 2 giờ thì phải cung cấp nước uống cho hành khách; từ 4 giờ phải cung cấp dịch vụ ăn uống miễn phí; trên 6 giờ phải cung cấp khách sạn miễn phí cho khách.
Theo những hành khách đang phải chờ đợi hàng giờ, họ không nhận được các dịch vụ kể trên.
Trao đổi với Zing, đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết tình trạng này xảy ra gần 15h. Để hỗ trợ hãng hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất đã yêu cầu lực lượng an ninh hàng không phối hợp với bộ phận khai thác ga, mở khu vực Bus Gate để giải tỏa.
Sân bay cũng yêu cầu hãng hàng không và đơn vị mặt đất tăng cường nhân sự hỗ trợ hành khách.
Trong khi đó, nhiều chuyến bay của các hãng hàng không từ Hà Nội vào TP.HCM cũng bị delay do ảnh hưởng thời tiết.
Khách vẫn la liệt ở Tân Sơn Nhất sau nhiều giờ đợi bay
Chờ 8 giờ vẫn chưa lên được máy bay, hành khách bày tỏ bức xúc trước phương án xử lý của Vietjet Air.
Xây đô thị sân bay thế nào khi quỹ đất quanh Tân Sơn Nhất gần hết?
Thay vì đắn đo chuyển đổi quỹ đất phức tạp, các nhà quy hoạch cho rằng quanh Tân Sơn Nhất có thể chuyển đổi không gian đa tầng, đa chiều khi mở ra đô thị sân bay trong thành phố.
TP.HCM có viển vông khi muốn phát triển đô thị sân bay Tân Sơn Nhất?
Tân Sơn Nhất có nhiều dư địa để hình thành đô thị sân bay khi nằm trong lõi một siêu đô thị, thế nhưng gánh nặng về nguồn lực, giao thông, nối kết không gian là thách thức lớn.