Hôm 15/7, khoảng 1,5 triệu liều vaccine Moderna đã được chuẩn bị để vận chuyển đến Indonesia, nơi đang trở thành điểm nóng dịch mới tại châu Á với số ca mắc và tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục, AP đưa tin.
“Điều đó thật đáng khích lệ", ông Sowmya Kadandale, giám đốc y tế Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Indonesia cho biết. “Có vẻ như hiện tại, một cuộc chạy đua giữa vaccine và biến chủng mới đang diễn ra không chỉ ở Indonesia, và tôi hy vọng chúng tôi sẽ chiến thắng trong cuộc đua đó”.
Là một phần trong cam kết cung ứng 80 triệu liều vaccine cho thế giới của Tổng thống Joe Biden, gần đây, hàng chục triệu liều vaccine đã được chuyển đến các quốc gia ở châu Á, gồm Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Bangladesh.
Nước này có kế hoạch viện trợ thêm 200 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 vào cuối năm 2021.
Trong tháng 7, Nhật Bản cũng gửi 11 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX đến Bangladesh, Campuchia, Iran, Lào, Nepal, Sri Lanka và nhiều nước khác.
Canada trong tuần này cho biết sẽ viện trợ thêm 17,7 triệu liều thông qua cơ chế COVAX, bên cạnh 100 triệu liều nước này đã cam kết trước đó.
Sự tăng tốc trong nguồn cung ứng vaccine đến các điểm nóng dịch bệnh mang lại hy vọng gia tăng tỷ lệ tiêm chủng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến chủng Delta.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa để giúp các quốc gia đang vật lộn với tình trạng hệ thống y tế quá tải.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ trích sự bất bình đẳng về phân phối vaccine trên toàn thế giới.
WHO chỉ ra trong khi người dân ở một số nước đang phát triển chờ được tiêm chủng, nhiều quốc gia giàu có đã có hơn một nửa dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Tại Hàn Quốc, nơi từng được ca ngợi là hình mẫu chống dịch trong giai đoạn đầu nhờ chiến lược xét nghiệm rộng rãi và truy vết tích cực, tình trạng thiếu hụt vaccine khiến cho 70% dân số nước này vẫn chưa được tiêm chủng.
Thái Lan, quốc gia mới bắt đầu tiêm chủng hàng loạt vào đầu tháng 6, đang chứng kiến số ca mắc và tử vong vì Covid-19 tăng kỷ lục. Nước này mới chỉ có khoảng 15% dân số đã tiêm một mũi vaccine.
WHO: Lòng tham đang thúc đẩy sự chênh lệch vaccine trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định không có đủ bằng chứng cho thấy cần phải tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ ba sau khi hãng Pfizer đề xuất tiêm nhắc lại tại Mỹ.
Romania tặng Việt Nam 100.000 liều vaccine AstraZeneca
Tổng thống Romania Klaus Werner Iohannis thông báo về quyết định trên trong cuộc điện đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào chiều 14/7.
Thế giới có vaccine, dịch vẫn bùng ở khắp các châu lục
Cuộc chiến chống dịch bệnh ở một số nơi tưởng như đã đi đến hồi kết nhưng sự lan rộng của biến chủng Delta đang khiến số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 gia tăng trở lại.