![]() |
Trái ngược với hàng phong lá đỏ chết khô trên đường Trần Duy Hưng, một loại cây khác có vẻ đẹp không kém đang phát triển xanh tốt tại Hà Nội. |
![]() |
Ông Lê Huy Cường, chuyên gia thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, cho biết đây là sau sau, một loại cây bản địa của Việt Nam. |
![]() |
Cây sau sau phân bố tại các tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Tại Hà Nội, giống cây này được trồng nhiều tại Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Tây Hồ Tây, khu vực Đại sứ quán Hàn Quốc và hồ điều hòa khu đô thị Thành phố Giao lưu. |
![]() |
Lá cây sau sau có hình dạng khá giống lá phong. Theo chuyên gia, để phân biệt cây sau sau và cây phong người ta dựa vào thùy lá. Lá sau sau xẻ thành 3 thùy và lá phong có 5-6 thùy tùy sinh cảnh sống. Ở các tỉnh miền Bắc, lá non của cây sau sau được người dân dùng làm thực phẩm. |
![]() |
Theo ghi nhận của Zing ngày 6/4, quanh khu vực hồ điều hòa Thành phố giao lưu có trên 30 cây, Khu đô thị Ngoại giao đoàn có khoảng 150 cây. |
![]() |
Mỹ Huyền (ở Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết cô cùng bạn tới đây chụp ảnh bởi nghe nói có hàng cây giống lá phong ở Hàn Quốc. Cô tỏ ra bất ngờ khi biết đây không phải cây phong lá đỏ mà là một giống cây bản địa của Việt Nam. "Mình nhất định sẽ quay lại đây vào mùa thu để có những bức hình khi lá cây chuyển màu”, cô nói. |
![]() |
Quả sau sau có nhiều gai nhọn, mềm. |
![]() |
Các cây sau sau đều phát triển xanh tốt, đường kính thân 20-30 cm, cao khoảng 6-7 m. |
![]() |
Một số cây đẻ nhiều nhánh mới, mầm cây phát triển xanh tốt. |
![]() |
Tán cây rộng, tạo bóng mát cho nhiều bạn trẻ đến vui chơi, nghỉ ngơi. |
![]() |
“Cây sau sau phù hợp với đô thị bởi bộ rễ chắc, thích nghi tốt với môi trường. Tôi đã đề nghị Công ty Công viên cây xanh Hà Nội nhân rộng, trồng tập trung loại cây này, đặc biệt là quanh các hồ nước để người dân có thể đến chụp ảnh”, ông Lê Huy Cường nói. Trong ảnh, hồ điều hòa Thành phố Giao lưu là nơi đang trồng hàng chục cây này. |
![]() ![]() |
Vào mùa đông, lá cây sau sau cũng chuyển vàng, rực rỡ không kém cây phong lá đỏ ở các nước xứ lạnh. Ảnh: Nam Hải - Trần Duy Hải. |
![]() |
Hàng cây sau sau phát triển xanh tốt khiến nhiều người kỳ vọng về những sắc màu châu Âu giữa lòng Hà Nội. |
Cái chết của những cây phong lá đỏ ở Hà Nội
Hàng trăm cây phong lá đỏ héo rũ, nhiều cây chết khô trên trục đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng (Hà Nội).
Vì sao cây phong ở Hà Nội trụi lá?
Chuyên gia nhận định loài cây này không phù hợp với khí hậu Hà Nội và bồn cây ở dải phân cách không phải nơi lý tưởng cho phong lá đỏ phát triển.
Thay toàn bộ hàng phong lá đỏ 'chờ chết' giữa thủ đô
Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá việc trồng hơn 200 cây phong lá đỏ ở đường Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.