Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai nhà khoa học Mỹ giành giải Nobel Hóa học 2012

Giải Nobel hóa học năm nay được trao cho hai nhà nghiên cứu người Mỹ là Robert Lefkowitz và Brian Kobilka nhờ vào công trình nghiên cứu về thụ thể bắt cặp với protein G.

Hai nhà khoa học Mỹ giành giải Nobel Hóa học 2012

Giải Nobel hóa học năm nay được trao cho hai nhà nghiên cứu người Mỹ là Robert Lefkowitz và Brian Kobilka nhờ vào công trình nghiên cứu về thụ thể bắt cặp với protein G.

Giải Nobel Hóa học vừa được trao cho hai nhà khoa học Mỹ là Robert Lefkowitz (trái) và Brian Kobilka (phải) chiều nay.

Nghiên cứu giúp Robert Lefkowitz và Brian Kobilka giành giải Nobel Hóa học liên quan đến “Các Thụ thể bắt cặp với protein G” hay còn có tên gọi khác là “Các thụ thể liên kết với protein G”. Thụ thể bắt cặp với protein G một họ protein lớn bao hàm những thụ thể màng sinh chất có khả năng cảm nhận được các phân tử bên ngoài tế bào và qua đó kích thích các quá trình truyền dẫn tín hiệu để dẫn đến kết quả cuối cùng là tạo ra phản ứng thích hợp cho tế bào.

Việc hiểu được cách thức hoạt động của các Thụ thể bắt cặp với protein G rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ mạng lưới tín hiệu phức tạp giữa các tế bào.

Hai nhà khoa học Robert Lefkowitz và Brian Kobilka nhận giải thưởng Nobel năm nay sẽ chia nhau số tiền thưởng 8 triệu kronor Thuỵ Điển (khoảng 1,2 triệu USD). Họ sẽ nhận giải tại buổi trao giải chính thức ở Thủ đô Stockholm của Thụy Điển vào tháng 12 năm nay cùng với những người chiến thắng các giải Nobel trong các lĩnh vực khác.

Trước đó, giải Nobel Hóa học đầu tiên được trao cho nhà khoa học người Hà Lan, Jacobus van't Hoff cho nghiên cứu của ông về áp suất thẩm thấu và tốc độ phản ứng. Tổng số người nhận giải Nobel Hóa học tính đến thời điểm hiện nay là 163.

Hôm qua, giải Nobel Vật lý 2012 đã được trao cho nhà khoa học Serge Haroche (người Pháp) và David Wineland (người Mỹ) nhờ thành tựu trong ngành vật lý lượng tử. Trước đó, hôm 8/10, hai nhà khoa học John Gurdon (người Anh) và Shinya Yamanaka (người Nhật) được trao giải Nobel Y học nhờ công trình nghiên cứu liên quan đến việc biến đổi tế bào trưởng thành trở thành tế bào gốc.

Theo kế hoạch của Ủy ban trao giải, các giải Nobel còn lại sẽ được công bố vào các ngày sau đây: Ngày 11/10 công bố giải Nobel Văn học, 12/10 - giải Nobel Hòa bình và cuối cùng ngày 15/10 - giải Nobel Kinh tế.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm