Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bà Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hòa bình

Lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã chính thức nhận giải Nobel Hòa bình dành cho mình trong buổi lễ diễn ra chiều 16/6 tại thủ đô Oslo của Na Uy sau 21 năm bà được giải.

 

Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hòa bình

Lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã chính thức nhận giải Nobel Hòa bình dành cho mình trong buổi lễ diễn ra chiều 16/6 tại thủ đô Oslo của Na Uy sau 21 năm bà được giải.

>>Lãnh đạo phong trào dân chủ Myanmar xuất ngoại

Bà Aung San Suu Kyi chính thức phát biểu nhận giải Nobel dành cho mình sau 21 năm - Ảnh: Reuters.

Năm 1991, khi ủy ban quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho bà Suu Kyi thì bà không thể đến nhận do bị giam lỏng tại nhà ở Myanmar. Người chồng Michael Aris và hai con trai của bà đã thay mặt nhận giải.

Chủ đề bài phát biểu nhận giải Nobel của bà Suu Kyi tập trung vào chủ đề giải thưởng này và hòa bình có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với bà.

“Trong những ngày bị giam lỏng, tôi đã nghĩ mình không còn tồn tại. Việc được trao giải Nobel Hòa bình như khiến tôi được sống lại, kéo tôi về với một cộng đồng lớn hơn. Và quan trọng là giải thưởng đã thu hút sự chú ý của thế giới trong cuộc đấu tranh dân chủ và dân quyền tại Myanmar. Chúng tôi đã không bị lãng quên” - bà Suu Kyi nói.

Trao đổi với CNN ngay trước buổi lễ về khái niệm “hòa bình”, bà nói: “Với tôi, hòa bình chính là dựa trên định nghĩa của Myanmar về hòa bình. Nó có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn những yếu tố tiêu cực đe dọa hòa bình thế giới. Cho nên, hòa bình không có nghĩa là kết thúc chiến tranh, mà còn là tất cả những yếu tố đe dọa đến hòa bình, như phân biệt đối xử, bất bình đẳng, đói nghèo”.

Bà Aung San Suu Kyi (trái) đến dự lễ trao giải Nobel tại tòa thị chính Oslo, sau 21 năm bà được giải - Ảnh: Reuters.

Nhận định rằng nền dân chủ ở Myanmar vẫn còn là con đường dài, bà phát biểu trước các quan khách ở lễ nhận giải: “Ở phía tây Myanmar, bạo lực dẫn đến đốt phá và ám sát vẫn diễn ra vài ngày trước khi tôi đến đây. Vẫn còn tù chính trị bị giam mà có ý kiến đáng lo ngại rằng những tù nhân nổi tiếng thì được thả, còn những người vô danh thì sẽ bị lãng quên” - bà Suu Kyi nói.

Mặc dù cho rằng “hòa bình tuyệt đối là mục tiêu không thể đạt được”, nhưng bà Suu Kyi khẳng định “chúng ta vẫn phải tiếp tục cuộc hành trình… Những nỗ lực chung sẽ giúp đoàn kết các cá nhân, các quốc gia bằng lòng tin và tình hữu nghị, giúp cộng đồng của chúng ta an toàn và tử tế hơn”.

Na Uy là một điểm đến trong chuyến công du châu Âu đầu tiên của bà Suu Kyi kể từ năm 1988 đến nay.

Theo TTO

 

Theo TTO

Bạn có thể quan tâm