Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội dự kiến chất vấn về di dời nhà máy khỏi nội đô

Tại kỳ họp cuối năm, HĐND Hà Nội dành một ngày chất vấn những vấn đề cử tri quan tâm, trong đó có việc di dời cơ sở ô nhiễm môi trường không phù hợp quy hoạch.

Kỳ họp cuối năm của HĐND Hà Nội diễn ra vào 7-10/12, lùi hai ngày so với dự kiến ban đầu do Trung ương thay đổi thời gian tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Chánh văn phòng HĐND Hà Nội Nguyễn Ngọc Việt cho biết kỳ họp dành một ngày để HĐND thành phố thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Đáng lưu ý, kỳ họp này sẽ chất vấn những vấn đề dân sinh bức xúc mà đại biểu HĐND Hà Nội cùng cử tri, dư luận và người dân quan tâm.

Theo ông Việt, các nhóm vấn đề được cử tri quan tâm như hoạt động môi trường, xử lý nước thải, công tác thoát nước, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường không phù hợp quy hoạch trên địa bàn thành phố.

Do không thể chất vấn cả 4 vấn đề trên, HĐND Hà Nội sẽ chọn ra hai vấn đề để thực hiện chất vấn vào ngày làm việc thứ ba của kỳ họp (ngày 9/12).

Ngoài ra, kỳ họp dự kiến xem xét 44 nội dung với 22 báo cáo, 22 nghị quyết.

Di dời trụ sở nhà máy, cơ quan ra khỏi nội đô cũng là một trong những vấn đề trọng tâm được đưa ra nghị trường Quốc hội, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị hôm 3/11.

Tại đây, Quốc hội có ý định dành 10 phút để Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo về trách nhiệm thực hiện quyết định của Thủ tướng trong việc di dời trụ sở các bộ, ngành ra khỏi khu vực nội thành.

Tuy nhiên, ông Thanh có việc đột xuất vào cuối giờ nên vắng mặt.

Ngày 23/11, trong báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật Thủ đô, Bộ Tư pháp nhận định tiến độ di dời trụ sở bộ ngành, cơ sở y tế, nhà máy xí nghiệp... ra khỏi nội thành rất chậm. Đất sau khi di dời không bàn giao cho thành phố để ưu tiên xây công trình công cộng.

Trước đó, Zing có loạt bài phản ánh về tình trạng hàng loạt cao ốc được xây trên nền đất của các nhà máy cũ đã được di dời như: Nhà máy điện Yên Phụ, nhà máy Dệt 8/3, nhà máy Bánh kẹo Tràng An...

Các chuyên gia cho rằng khi ứng xử với các nhà máy cũ sắp di dời, Hà Nội nên nhìn nhận giá trị có được để tìm cách bảo tồn, giữ nguyên trạng và cải tạo, thay vì "xóa trắng". Đồng thời, xu hướng biến nhà máy thành cao ốc nếu tiếp diễn sẽ gây ra những hệ lụy lớn cho đô thị, hạ tầng.

Hàng loạt nhà máy cũ ở Hà Nội 'biến thành' cao ốc 69% cơ sở công nghiệp di dời khỏi Hà Nội đã chuyển thành chung cư, nhà ở thương mại. Trong khi đó, hạ tầng và giao thông xung quanh nhiều nhà máy sắp di dời cũng đang quá tải.

Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội

Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc,... của người Hà thành.

Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Di dời nhà máy cũ khỏi nội thành Hà Nội: Đừng xây cao ốc!

Ủng hộ sớm đưa các nhà máy cũ ra khỏi nội thành Hà Nội, song chuyên gia kỳ vọng những nơi này được cải tạo thành quảng trường, công viên, không gian vui chơi… thay vì xây cao ốc.

Biến nhà máy thành cao ốc, Hà Nội sẽ lặp lại 'sai lầm Lê Văn Lương'

Trước quỹ đất có được từ việc di dời cơ sở công nghiệp khỏi nội đô, chuyên gia cho rằng Hà Nội cần xem xét kỹ, để không lặp lại những sai lầm đã có khi biến nhà máy thành cao ốc.

Bí thư Hà Nội: Di dời nhà máy khỏi nội đô, không ưu tiên làm nhà ở

"Sau khi di dời nhà máy, thành phố sẽ không ưu tiên quỹ đất làm nhà ở mà tập trung cho công trình công cộng để không làm tăng dân số trong nội thành", Bí thư Hà Nội khẳng định.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm