Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí thư Hà Nội: Di dời nhà máy khỏi nội đô, không ưu tiên làm nhà ở

"Sau khi di dời nhà máy, thành phố sẽ không ưu tiên quỹ đất làm nhà ở mà tập trung cho công trình công cộng để không làm tăng dân số trong nội thành", Bí thư Hà Nội khẳng định.

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm sắp di dời khỏi nội đô được nhận định có kết cấu đặc biệt, cần được xem xét về giá trị lịch sử. Ảnh: Việt Linh.

Gần 20 năm kể từ khi bắt đầu có chủ trương di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, trụ sở bộ ngành và trường đại học ra khỏi nội thành vào năm 2003, Hà Nội vẫn đang loay hoay với việc này.

Hơn nữa, thành phố gặp nhiều vướng mắc trong việc sử dụng quỹ đất khi hầu hết nhà máy sau khi di dời đã được dùng để xây chung cư, nhà ở thương mại. Điều này tiếp tục tạo ra gánh nặng về hạ tầng, giao thông, đồng thời đi ngược với chủ trương giãn dân ra khỏi nội đô.

Di dời các nhà máy cũ, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội đô là trăn trở của các lãnh đạo Hà Nội qua nhiều nhiệm kỳ. Chia sẻ rất quan tâm tới lộ trình thực hiện chủ trương này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng khi trao đổi với Zing nhấn mạnh rằng "cần quyết tâm chính trị cao hơn cho nhiệm vụ này".

Hàng loạt nhà máy cũ ở Hà Nội 'biến thành' cao ốc 69% cơ sở công nghiệp di dời khỏi Hà Nội đã chuyển thành chung cư, nhà ở thương mại. Trong khi đó, hạ tầng và giao thông xung quanh nhiều nhà máy sắp di dời cũng đang quá tải.

Không đẩy tăng dân số trong nội đô

Theo Bí thư Hà Nội, việc di dời các trụ sở bộ ngành, cơ sở công nghiệp và hệ thống các trường đại học ra khỏi nội thành là vấn đề thành phố cần ưu tiên giải quyết trong thời gian tới.

"Sau khi di dời các cơ sở trên, thành phố sẽ tính toán việc sử dụng quỹ đất theo chủ trương không ưu tiên làm nhà ở mà tập trung cho công trình công cộng", ông Dũng nói điều này vừa phục vụ quốc kế dân sinh, vừa không tạo điều kiện đẩy dân số tăng lên trong nội đô.

di doi nha may anh 1

9 cơ sở sản xuất công nghiệp tại Hà Nội dự kiến được di dời ra khỏi nội đô giai đoạn 2022-2027. Đồ họa: Duy Anh.

Người đứng đầu Đảng bộ thành phố cho rằng quy chế đã có sẵn, nhưng vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Luật Thủ đô hiện quy định rõ sau khi di dời các cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, trường học khỏi nội đô thì phải ưu tiên làm công trình công cộng.

Nói thêm về tiến độ di dời, ông Dũng cho biết thành phố phân chia các cơ sở, trụ sở thành 2 loại.

Thứ nhất, với cơ quan Trung ương, Chính phủ và Hà Nội đã quy hoạch các trụ sở mới ở khu đất 25 ha thuộc tây Hồ Tây và kiên quyết yêu cầu các cơ quan, bộ ngành "trả lại" trụ sở cũ để di dời ra vị trí mới.

Thứ hai là cơ sở sản xuất ô nhiễm, nhà máy, trường học và bệnh viện. Theo Bí thư Hà Nội, nguồn lực để di dời các cơ sở này còn rất hạn chế.

"Địa điểm mới có rồi, phương án có rồi nhưng cần quyết tâm chính trị để thực hiện", theo Bí thư Đinh Tiến Dũng.

Thực tế, kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô được đề cập lần đầu trong quyết định của Thủ tướng vào năm 2003. Đến năm 2015, việc này tiếp tục được nêu trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Quá trình thực hiện, UBND Hà Nội có 5 lần thành lập Ban Chỉ đạo cho việc này (trong các năm 2007, 2009, 2015, 2017 và 2021). Thành phố xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành nhưng đến nay tiến độ vẫn quá chậm trễ.

Lần gần nhất Hà Nội nhắc đến việc này là hồi tháng 7, khi HĐND thành phố thông qua danh mục 9 cơ sở nhà đất cần di dời khỏi nội thành trong vòng 5 năm tới.

Động thái này cho thấy quyết tâm của Hà Nội khi đưa ra lộ trình cụ thể cho từng nhà máy, nhưng tiến độ thực hiện vẫn không đạt như kỳ vọng. Không chỉ vậy, thành phố tiếp tục đứng trước bài toán về việc tận dụng quỹ đất sắp sau khi di dời các cơ sở này.

Biến nhà máy thành cao ốc gây áp lực lên hạ tầng

Di dời các trụ sở bộ ngành, cơ sở công nghiệp và hệ thống trường đại học ra khỏi nội thành Hà Nội cũng là một trong những vấn đề trọng tâm được đưa ra nghị trường Quốc hội, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị hôm 3/11.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường khi đó đã chất vấn thẳng thắn về nội dung này. Ông nhìn nhận Hà Nội đang tồn tại thực trạng sử dụng quỹ đất sau khi di dời khỏi nội đô để xây chung cư, nhà ở thương mại, văn phòng.

"Việc này gây nên áp lực lên hạ tầng, giao thông và tiếp tục khiến dân số gia tăng ở nội thành", ông Cường nói và cho rằng thực tế, nhiều trường hợp không thực hiện theo Quyết định 130 của Thủ tướng về sử dụng quỹ đất sau di dời.

Đại biểu dẫn ví dụ về trường hợp Nhà máy In Tiến Bộ ở số 175 Nguyễn Thái Học đã được chuyển đổi thành trung tâm thương mại, chung cư; hay điển hình là tòa nhà số 61 Trần Phú cũng được phê duyệt để thành công trình chức năng cao 11 tầng...

di doi nha may anh 2

Công trình nhà xưởng 100 trăm năm của Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện ở số 61 Trần Phú (Hà Nội) bị phá dỡ hồi tháng 4, thay vào đó là công trình cao ốc 11 tầng. Ảnh: Thạch Thảo.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời trụ sở bộ ngành và cơ sở công nghiệp được thực hiện theo Quyết định 130 của Thủ tướng.

Theo đó, Chính phủ xác định rõ nguyên tắc sử dụng quỹ đất của các trụ sở sau khi di dời là ưu tiên xây dựng phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật đô thị, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Ngoài ra, quỹ đất này sẽ được đấu giá công khai theo quy hoạch để cải tạo kinh phí tái đầu tư cho di dời.

Đồng thời, các công trình có giá trị về lịch sử văn hóa, kiến trúc cần được bảo tồn, phục chế, tôn tạo theo quy định của Luật Di sản, ưu tiên sử dụng cho mục đích công cộng.

"Việc di dời phải thực hiện đúng theo nguyên tắc trên của Thủ tướng. Quá trình xem xét, cấp phép đầu tư dự án cũng phải đảm bảo đúng quy hoạch", theo Bộ trưởng Xây dựng.

Đáng lưu ý, ông Nghị nhấn mạnh nguyên tắc "không xây nhà ở cao tầng sai quy hoạch" theo quyết định trên.

Ông cho biết nếu trong quá trình rà soát tổng thể, đơn vị chức năng thấy rằng việc xây dựng chung cư là đúng theo quy hoạch phê duyệt, quá trình lập thẩm định quy hoạch đúng quy trình, điều kiện hạ tầng đảm bảo thì các chủ đầu tư vẫn có thể triển khai thực hiện.

Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội

Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc... của người Hà thành.

Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Biến nhà máy thành cao ốc, Hà Nội sẽ lặp lại 'sai lầm Lê Văn Lương'

Trước quỹ đất có được từ việc di dời cơ sở công nghiệp khỏi nội đô, chuyên gia cho rằng Hà Nội cần xem xét kỹ, để không lặp lại những sai lầm đã có khi biến nhà máy thành cao ốc.

Di dời nhà máy cũ khỏi nội thành Hà Nội: Đừng xây cao ốc!

Ủng hộ sớm đưa các nhà máy cũ ra khỏi nội thành Hà Nội, song chuyên gia kỳ vọng những nơi này được cải tạo thành quảng trường, công viên, không gian vui chơi… thay vì xây cao ốc.

Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

Hoài Thu - Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm