Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội chi hơn 11.000 tỷ bồi thường tái định cư xây vành đai 4

Hà Nội dự kiến chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng làm vành đai 4 là hơn 11.200 tỷ đồng và dành hơn 960 tỷ đồng để xây dựng các khu tái định cư.

Dự án vành đai 4 đi qua địa phận 7 quận, huyện của Hà Nội, được kỳ vọng kết nối khu vực ngoại thành với nội thành Hà Nội cùng các địa phương lân cận. Đồ họa: Duy Anh.

Trong quyết định vừa ban hành, Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 1.1 thuộc dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 - vùng thủ đô.

Với dự án thành phần này, thành phố quy định cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận thành phố Hà Nội, thuộc dự án vành đai 4.

Cụ thể, chủ đầu tư tổng thể của dự án trên là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội. Đơn vị cũng thực hiện di chuyển công trình điện cao thế từ 110 kV đến 500 kV.

Chủ đầu tư các dự án thành phần thuộc hạng mục xây dựng khu tái định cư là UBND các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Giá trị tổng mức đầu tư dự án thành phần 1.1 là 13.362 tỷ đồng với nguồn vốn ngân sách từ Trung ương và ngân sách địa phương.

Trong đó, Hà Nội dự kiến chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hơn 11.252 tỷ đồng; di chuyển điện cao thế từ 110 kV đến 500 kV là 530,02 tỷ đồng; xây dựng các khu tái định cư là 960,87 tỷ đồng.

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư tổng thể là 7,58 tỷ đồng và các chi phí khác liên quan của dự án đầu tư tổng thể là 611,19 tỷ đồng.

Thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2024. Trong đó, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, thực hiện xong toàn bộ Dự án thành phần 1.1 trong năm 2024.

Theo kế hoạch, tổng diện tích đất Hà Nội cần thu hồi để phục vụ xây dựng vành đai 4 và đất hành lang dự trữ đường sắt quốc gia là khoảng 812,07 ha.

Diện tích đất cần thu hồi để xây các khu tái định cư là 39,28 ha, tương ứng với 13 khu tái định cư trên địa bàn các xã: Văn Khê; Đại Thịnh và Chu Phan (huyện Mê Linh); Hạ Mỗ và Hồng Hà (huyện Đan Phượng); Đức Thượng và Đông La (huyện Hoài Đức); Cự Khê và Tam Hưng (huyện Thanh Oai); Khánh Hà; Văn Bình; Hồng Vân và Vân Tảo (huyện Thường Tín).

Đồng thời, các đơn vị sẽ cải tạo, di chuyển một số đoạn tuyến đường dây 110 kV, 220 kV và 500 kV.

Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng thủ đô được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 6 vừa qua.

Với tổng mức đầu tư là 85.813 tỷ đồng, dự án vành đai 4 có chiều dài 112,8 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.

Dự kiến, đường vành đai 4 vùng thủ đô thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội

Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc... của người Hà thành.

Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Bí thư Hà Nội: Vành đai 4 giúp 'hút' dân khỏi nội đô

"Vành đai 4 sẽ mở ra không gian phát triển, giúp Hà Nội có điều kiện hút dân ra vùng ngoài để giải quyết những vấn đề còn tồn tại như úng ngập, ùn tắc...", theo Bí thư Hà Nội.

Mở thêm khu vực quy tập mộ để làm vành đai 4 ở Hà Nội

Người dân không muốn quy tập mồ mả về nghĩa trang tập trung, Ban chỉ đạo dự án Vành đai 4 Hà Nội quyết định mở thêm các diện tích đất ở thôn, xã để di dời.

Thủ tướng: 'Làm ngày làm đêm', triển khai nhanh nhất dự án Vành đai 4

Sáng 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra thực địa dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô tại khu vực nút giao với đại lộ Thăng Long thuộc địa phận huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm