Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Grab tiến vào thị trường bản đồ

Ngoài tối ưu hóa hoạt động nội bộ, GrabMaps còn cung cấp dịch vụ bản đồ cho các khách hàng doanh nghiệp.

Theo Financial Times, ứng dụng gọi xe Grab vừa tuyên bố tham gia vào thị trường bản đồ thông qua dịch vụ GrabMaps. Dự kiến dịch vụ mới sẽ cạnh tranh trực tiếp với Google và công ty TomTom có trụ sở tại Hà Lan.

Grab tin rằng thị trường bản đồ ở Đông Nam Á sẽ có giá trị 1 tỷ USD vào năm 2025. Do vậy, việc tìm kiếm thị phần ở đây có thể giúp ứng dụng này thúc đẩy lợi nhuận, đặc biệt trong bối cảnh thua lỗ triền miên.

Năm ngoái, Grab đã niêm yết cổ phiếu thông qua một thương vụ SPAC. Song, cổ phiếu hãng này đã sụt giảm hơn 70% giá trị khi giới đầu tư dần có tâm lý tránh xa các công ty công nghệ làm ăn kém. Riêng trong quý I/2022, Grab lỗ ròng khoảng 435 triệu USD.

Grab ra mat dich vu ban do anh 1

Tài xế sẽ được trang bị camera chuyên dụng để cập nhật bản đồ GrabMaps. Ảnh: Grab.

Công nghệ của GrabMaps cho phép hệ thống phân bổ tài xế hoặc shipper cho khách hàng, đồng thời tính toán thời gian của chuyến đi, lên kế hoạch và tối ưu hóa tuyến đường. Grab cho biết hệ thống GrabMaps hiện xử lý hơn 800 tỷ yêu cầu mỗi tháng trên tất cả dịch vụ.

Dịch vụ mới đang được phổ biến tại 7/8 quốc gia mà Grab có mặt, bao gồm Việt Nam, và sẽ hoạt động rộng rãi vào quý III năm nay.

Theo bà Tan Hooi Ling - đồng sáng lập Grab - các dịch vụ bản đồ của bên thứ ba không hiển thị đẩy đủ hệ thống ngõ ngách nhỏ, một trong những nét quy hoạch truyền thống tại khu vực Đông Nam Á. Do đó, việc cung cấp dịch vụ của hãng tới khách hàng thường bị gián đoạn hoặc không chính xác.

Song song, quá trình cập nhật bản đồ của bên thứ ba thường tốn nhiều tháng. Đây là một trong những lý do thúc đẩy Grab triển khai dịch vụ bản đồ mới và biến đây thành lợi thế cạnh tranh.

Hậu Covid-19, các sàn TMĐT giữ chân người dùng ra sao?

Sang năm 2022, các sàn TMĐT đang phải tính cách đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, thu hút thêm người dùng khi Covid-19 không còn là chất xúc tác.

Ngọc Phương Linh

Bạn có thể quan tâm