Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh nhờ Covid-19

Dù tác động xấu đến bức tranh kinh tế chung của Việt Nam, sự xuất hiện của Covid-19 đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành thương mại điện tử.

Trong vòng hai năm 2020 và 2021, Việt Nam phải trải qua 4 đợt bùng phát Covid-19 với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính riêng năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng nhẹ 2,6% với sự sụt giảm của hàng loạt lĩnh vực như bán buôn, bán lẻ, lưu trú, ăn uống, vận tải, kho bãi.

Tuy nhiên, Covid-19 cũng là chất xúc tác thúc đẩy lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam với mức tăng trưởng giai đoạn 2020-2021 lần lượt đạt 15% và 20%. Ước tính trong năm 2021, quy mô của TMĐT có thể vượt con số 16 tỷ USD.

Đánh giá về vai trò của Covid-19, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - cho rằng đây là chất xúc tác giúp TMĐT phát triển nhanh và mạnh hơn. Nhìn chung, việc lĩnh vực TMĐT của một quốc gia thuộc ASEAN tăng trưởng hai con số trong đại dịch là điều hiếm có.

Tỷ lệ tăng trưởng ở một số lĩnh vực
Nguồn: Tổng cục Thống kê
NhãnGDPDịch vụBán buôn, bán lẻLưu trú, ăn uốngVận tải, kho bãiTài chính, ngân hàng, bảo hiểmThương mại điện tử
Năm 2020 % 2.92.65.5-14.7-1.96.915
Năm 2021
2.61.2-0.2-20.8-59.420

"Cú hích" của Covid-19

Chia sẻ với Zing, Shopee - sàn TMĐT dẫn đầu thị phần tại Việt Nam - cho biết những thách thức, khó khăn từ dịch bệnh đã thúc đẩy doanh nghiệp và người tiêu dùng chuyển đổi cách vận hành kinh doanh, mua sắm, thanh toán sang hình thức trực tuyến.

Trong năm 2021, số lượng nhà bán hàng thuộc nền tảng tại khu vực lân cận các thành phố lớn tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, số lượng người dùng Shopee ở khu vực này cũng tăng mạnh khoảng 40%.

“Cứ 6 đơn hàng thì có 1 đơn của người dùng mới. Đối với người tiêu dùng, Covid-19 đã chuyển đổi dần thói quen mua sắm hàng ngày từ trực tiếp sang trực tuyến”, đại diện sàn nhận định.

Đồng quan điểm, Tiki cho rằng thị trường TMĐT Việt Nam vốn có nhiều lợi thế tăng trưởng ngay từ ban đầu. Song, sự tác động của Covid-19 và tình trạng giãn cách xã hội đã đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nhanh hơn dự kiến.

Ví dụ, vào tháng 7/2021, thời điểm đỉnh dịch, số lượng đơn đặt hàng trên Tiki đã tăng mạnh gấp 4-5 lần thông thường.

Lưu lượng truy cập website mỗi tháng của 3 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam
Nguồn: iPrice
NhãnQuý I/2020Quý II/2020Quý III/2020Quý IV/2020Quý I/2021Quý II/2021Quý III/2021Quý IV/2021
Shopee triệu lượt 43.252.562.768.663.77377.888.9
Lazada
19.818.520.220.81820.421.420.6
Tiki
2421.122.622.31917.217.517.8

Bên cạnh đó, đại dịch còn khuyến khích hành vi tiêu dùng trên nền tảng kỹ thuật số và mua sắm online. Không chỉ tăng trưởng trong mua sắm trực tuyến, hoạt động giao dịch online cũng ghi nhận sự bứt phá.

“Điển hình trong chiến dịch khuyến mãi 11/11 vừa qua, các đơn hàng thanh toán bằng ví điện tử Moca trên Tiki tăng gấp 13 lần ngày thường. Tổng doanh thu đơn hàng giao dịch bằng hình thức thanh toán này cũng tăng gấp 10 lần”, đại diện Tiki thông tin.

Đối với Lazada, trong một khảo sát hợp tác với Milieu Insight thực hiện vào đầu năm 2022, sàn chỉ ra 81% người dùng Việt Nam xem việc mua sắm trực tuyến là thói quen không thể thiếu mỗi ngày. Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần/tuần dao động khoảng 59%.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, khoảng 85% người dùng cho biết đang chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm trực tuyến. Đồng thời, việc kết hợp với công nghệ livestream còn mở ra kênh bán hàng trực quan, tiện lợi hơn cho nhà bán hàng. Trong quý III/2021, doanh thu thông qua LazLive (kênh livestream của Lazada) tăng hơn 8 lần so với năm trước đó.

Quy mô TMĐT có thể đứng thứ 2 tại SEA

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, nhờ tốc độ tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), nền kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 21 tỷ USD trong năm 2021, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước đó.

Tính từ thời điểm bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, thị trường Việt Nam ghi nhận thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, phần lớn xuất phát từ những khu vực ngoài thành phố lớn. Đáng chú ý, khoảng 99% người tiêu dùng mong muốn tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai.

Dự đoán đến năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam có thể chạm mốc 57 tỷ USD. Vào năm 2030, giá trị nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á ước đạt 1.000 tỷ USD, trong đó, Việt Nam đóng góp khoảng 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa.

Quy mô thị trường TMĐT Đông Nam Á giai đoạn 2019-2021 và dự báo 2025
Nguồn: Statista
NhãnIndonesiaViệt NamThái LanPhillipinesMalaysiaSingapore
2019 tỷ USD 2155331.9
2020
35812584.9
2021
52132112147.1
2025
104393526199.8

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) - tin rằng sự xuất hiện của đại dịch đã rút ngắn tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT từ người bán đến người mua từ 1-2 năm so với kế hoạch ban đầu đến năm 2025.

Theo báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2022 của VECOM, tháng 6-9/2021 là thời điểm Việt Nam trải qua đợt bùng phát Covid-19 nặng nề nhất. Trong bối cảnh mọi hoạt động kinh tế - xã hội bị đình trệ, TMĐT tiếp tục đứng vững và chứng kiến hoạt động chuyển đổi số sôi nổi của thương nhân lẫn người tiêu dùng.

VECOM cho biết số người tiêu dùng trực tuyến mới vẫn tiếp tục tăng lên và phần lớn trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo các kỹ năng mua sắm trực tuyến. Thậm chí, một bộ phận đáng kể người dùng bắt đầu ưu tiên mua sắm trực tuyến hơn so với hình thức truyền thống.

Bên cạnh đó, các thương nhân, đặc biệt là doanh nghiệp TMĐT, đã tích cực triển khai kế hoạch thích nghi với đại dịch và chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh dưới trạng thái “bình thường mới”. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT cũng được cải thiện so với những năm trước đó.

Trên thực tế, sàn TMĐT đang trở thành kênh bán hàng online quan trọng với thương nhân. Kết quả khảo sát 4 sàn TMĐT đứng đầu thị trường Việt Nam cho thấy số lượng gian hàng đăng ký mới giai đoạn này đều tăng đột biến. Riêng trong đợt bùng phát thứ 4, số lượng gian hàng mới còn vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Từ những khó khăn do phụ thuộc vào một kênh mua sắm duy nhất trong giai đoạn đại dịch, đông đảo người dùng đã trở nên quen thuộc với hình thức mua sắm đa kênh. Trong năm 2022, VECOM cho biết đây sẽ là xu hướng mua sắm chủ đạo, yêu cầu sự sẵn sàng, thay đổi nhanh chóng từ thương nhân, doanh nghiệp để đáp ứng trải nghiệm mua sắm.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể vượt mặt Thái Lan

Đến năm 2025, quy mô của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 39 tỷ USD, lớn thứ hai tại Đông Nam Á.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm