Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Google - yếu từ chính thế mạnh của mình

Ra mắt chiếc máy tính bảng đầu tiên của mình, Google cho thấy chiến lược "xoay trục" nhưng hãng lại thiếu hỗ trợ phần mềm, lĩnh vực được coi là mạnh nhất của mình.

Trong bối cảnh thị trường di động cạnh tranh khốc liệt, việc Google tham gia phát triển phần cứng như mảng kinh doanh cốt lõi là điều cần thiết. Android cần một thiết bị đủ mạnh làm đầu tàu trong cuộc chiến với Apple, khi mà Samsung đang có dấu hiệu hụt hơi.

Chiến lược phát triển phần cứng là điều cần thiết với Google.
Chiến lược phát triển phần cứng là điều cần thiết với Google.

Trước đây, Google cũng cho ra mắt các sản phẩm của mình nhưng không thường xuyên và chủ yếu phục vụ công tác thử nghiệm hệ điều hành Android. Đã đến lúc hãng cần thực sự nắm quyền kiểm soát phần cứng, đặc biệt là smartphone để giúp tích hợp phần mềm.

Ra mắt hồi tháng 9, máy tính bảng chạy Android Pixel C mang theo nhiều kỳ vọng không chỉ của Google mà cả đối với những người yêu mến họ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để thiết bị của hãng “hội nhập sâu” với phần mềm.

Pixel C phần nào tạo nên nguồn cảm hứng mới. Bàn phím linh hoạt, khung nhôm sang trọng và mạnh mẽ. Máy có thể kết nối với phụ kiện để biến thành một chiếc laptop. Đây được xem là đối thủ của Microsoft Surface và iPad Pro.

Nhưng Pixel C vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Nhưng Pixel C vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Nhưng có một vấn đề lớn, đó là Google chưa thực sự nỗ lực để tạo ra ứng dụng riêng dành cho Pixel C. Ai cũng biết, thành công trong suốt thập kỷ qua của Apple đến từ việc kết hợp hiệu quả nền tảng phần cứng và phần mềm. Đáng tiếc, gã khổng lồ tìm kiếm lại thể hiện mình như vô số những nhà sản xuất Android khác.

Để phân tích kỹ, chúng ta chia Pixel C thành 3 phần: Máy tính bảng, phần mềm và bàn phím.

Máy tính bảng

Pixel C không có gì đặc biệt về thông số kỹ thuật. Máy sở hữu màn hình 10,2 inch, nhỉnh hơn một chút so với iPad Air 2 (9,7 inch) nhưng lại dày hơn 15% và nặng hơn 18%.

Nhiều người có thể viện lý do Google muốn nâng tuổi thọ pin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Pixel C chỉ cho thời lượng sử dụng 9 giờ 42 phút trong bài thử nghiệm tải video với màn hình sáng 75%, máy kết nối Wi-Fi để cập nhật email, sử dụng mạng xã hội và nhắn tin. Với cùng bài kiểm tra, iPad Air 2 dùng được trong 10 giờ 37 phút, tức lâu hơn gần 1 tiếng.

Pixel C chưa hoàn thiện về phần cứng.
Pixel C chưa hoàn thiện về phần cứng.

Dù có độ phân giải lớn hơn iPad, nhưng máy tính bảng của Google lại hiển thị hình ảnh ngoài trời thiếu hiệu quả. Màn hình lúc đó giống như tấm gương phản chiếu ánh sáng gây khó chịu cho người dùng.

Tệ hơn nữa, thiết bị đôi khi xảy ra hiện tượng trễ hình ảnh rất khó chịu. Trong phần lớn thời gian, màn hình xử lý tốt giống như các sản phẩm cao cấp khác, nhưng một số thời điểm người dùng phải vuốt hoặc nhấn tới hai lần mới thực hiện được thao tác.

Pixel C có hai tùy chọn dung lượng bộ nhớ, 32 và 64 GB, không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài. Nếu người dùng có ổ cứng ngoài hoặc sạc máy tính bảng, chúng sẽ trở trở nên “vô dụng” với Pixel C vì máy tích hợp cổng USB Type-C. Đây là chuẩn kết nối hỗ trợ sạc pin tốc độ cao và rất linh hoạt, nhưng trong ngắn hạn nó sẽ gây chút bất tiện do tính tương thích.

Phần mềm

Táo khuyết tự hào với hơn 850.000 ứng dụng được thiết kế riêng cho iPad hoặc tự điều chỉnh kích thước màn hình giữa máy tính bảng và iPhone. Dù cả Android và iOS đều gặp vấn đề về phân mảnh nhưng rõ ràng, Apple làm tốt hơn trong cách hiển thị phần mềm tương ứng với từng sản phẩm.

Google thiếu hỗ trợ phần mềm riêng cho Pixel C.
Google thiếu hỗ trợ phần mềm riêng cho Pixel C.

Mặc dù Pixel là thiết bị mang nhiều kỳ vọng của Google, nhưng nó lại thiếu các ứng dụng độc đáo cho riêng mình để tạo nên sự khác biệt. Giống như hầu hết máy tính bảng Android hiện nay, phần mềm chạy trên Pixel C chẳng khác gì phiên bản phóng to của smartphone. Google dường như không làm việc tích cực với bên thứ ba để tận dụng lợi thế phần cứng.

Trước tiên là về hình thức, nhiều ứng dụng hiển thị những khoảng trắng (hoặc đen) dư thừa. Chưa kể, kích thước các ô, mục cũng trở nên “vụng về”.

Bàn phím

Điểm cộng đáng chú ý trên Pixel C là bàn phím vật lý. Google đã cố gắng mang lại cho người dùng trải nghiệm giống như Microsoft và Apple đã làm trên các dòng máy tính của họ.

Bàn phím chưa được thiết kế tối ưu nhất.
Bàn phím chưa được thiết kế tối ưu nhất.

Hãng còn làm tốt hơn với bàn phím linh hoạt, hợp lý cả về kích thước cũng như trọng lượng. Bản lề từ tính dễ lắp đặt và cho phép người dùng nghiêng màn hình thuận tiện ở nhiều góc độ. Thêm nữa, Google sử dụng kết nối Bluetooth nên không cần dây cắm vào máy tính.

Tuy nhiên, có hai vấn đề lớn cần khắc phục cho phiên bản kế tiếp. Đầu tiên, bàn phím trông khá chật chội, dù Google đã thu nhỏ phím Tab và Enter cũng như loại bỏ một số phím. Thứ hai, nó không có một trackpad để điều chỉnh con trỏ trên màn hình khiến người dùng phải luân chuyển giữa thao tác gõ chữ và cầm chuột. Chưa kể việc đóng mở bàn phím để bảo vệ máy tính có phần hơi bất tiện.

Pixel C là tablet chất lượng vào thời điểm hiện tại, nhưng sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế về mặt phần cứng. Quan trọng hơn, Google chưa xây dựng các ứng dụng riêng cho dòng máy tính bảng của mình. Điều đó khiến Pixel C khó có cơ hội “vượt mặt” iPad và Surface.

Google nên làm phần cứng riêng cho mình giữa lúc thị trường di động cần tích hợp sâu giữa phần cứng và phần mềm. Nhưng bên cạnh đó, gã khổng lồ tìm kiếm phải mang tới nét đặc trưng riêng, tạo hệ sinh thái đủ mạnh và giàu bản sắc, cũng như hỗ trợ tối đa nền tảng phần cứng.

Google muốn tự sản xuất ‘sát thủ iPhone’

Sau nhiều năm hợp tác với các đối tác phần cứng để sản xuất dòng Nexus, Google vẫn chưa tìm ra được một sát thủ iPhone thực sự.

 

 

Trần Tiến

Bạn có thể quan tâm