Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Gọi

Hữu Việt sinh năm 1963, là nhà thơ, nhà báo quen thuộc với công chúng. Bài thơ "Gọi" được sáng tác giữa năm 2000, tác phẩm thêm nổi tiếng khi đi vào phim "Ngày ấy mình đã yêu".

Lúc nào thấy nhớ

Thì gọi cho anh

Hãy gọi cho anh

Cả khi không nhớ...

***

Có một con đường

Gọi là quá khứ

Có một lọn gió

Gọi là tóc bay

Có một người say

Một người mắt ướt

Có một lỡ bước

Gọi là đến sau

Có một mưa mau

Rụng rời quán nhỏ

Có một ngõ cỏ

Cho nụ hôn đầu

Có một bể dâu

Cho lòng bớt tủi

Có một sợ hãi

Gọi là mất nhau

Có một niềm đau

Đã thành dĩ vãng...

Lời bình của TS Nguyễn Thanh Tâm:

Dĩ nhiên, từ khóa của bài thơ là Gọi; nhưng, không chỉ là gọi tên, gọi thầm, gọi điện… mà gọi dậy, gọi về một dĩ vãng có lẽ vẫn chưa nguôi ngoai trong tâm tưởng. Bài thơ chứng thực “niềm đau” còn mới nguyên đang ùa đến sau tiếng gọi ban đầu.

Có lẽ, chính chủ thể trữ tình của bài thơ cũng không kịp sắp xếp những dữ kiện về một mối tình vừa đi qua. Thế nên, sau lời em gọi (hay một hy vọng được gọi), tất cả bỗng hiện về. Con đường cũ, lọn tóc bay, đôi mắt ướt, quán nhỏ mưa mau, ngõ cỏ nụ hôn đầu… lướt thoáng trong trong khung hình dĩ vãng, rồi bỗng đổ òa vào dâu bể.

Nhịp thơ nhanh có hiệu năng đặc biệt trong việc thể hiện thoáng hồi ức “dâu bể” ấy. Tuy nhiên, cũng chính khí hậu tạo nên bởi thể thơ bốn chữ này mà cảm giác bi lụy không quá nặng nề. Dường như, kẻ thất tình đã tìm thấy cho mình một sự an ủi để có thể gọi tên niềm đau ấy là dĩ vãng.

Con mắt thiếu nữ

Nguyệt Phạm sinh năm 1982, là một tác giả nữ tiêu biểu cho những tìm tòi, thể nghiệm mới khi đi tìm chất thơ mang hơi thở của thế hệ mình.

Hữu Việt

Bạn có thể quan tâm