Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Góc khuất của McDonald's ở Anh

Christine kể khi mình đang làm việc tại một chi nhánh của McDonald's ở miền Nam London, Anh vào năm 2018 thì đã bị người quản lý ở đây quấy rối tình dục.

"Ông ấy kéo quần của mình xuống trong phòng kho”, cô kể lại. Sự việc khiến Christine cảm thấy "sợ hãi tột độ".

Theo BBC, câu chuyện của Christine được công khai trong bối cảnh McDonald's vừa ký thỏa thuận với cơ quan giám sát phụ trách vấn đề bình đẳng của Vương quốc Anh sau khi xuất hiện những lo ngại về cách cơ quan này xử lý các khiếu nại quấy rối tình dục.

McDonald's cho biết điều mà Christine phải trải qua là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".

"Chúng tôi rất lo lắng khi nghe những cáo buộc này", phát ngôn viên của McDonald’s cho biết. "Chúng tôi khuyến khích các nạn nhân liên hệ trực tiếp với chúng tôi để chúng tôi có thể điều tra ngay lập tức”.

Hiện chưa rõ số lượng đơn khiếu nại quấy rối tình dục của nhân viên McDonald's ở Anh. Năm 2019, công đoàn đại diện cho nhân viên của tập đoàn này cho biết họ đã nhận được 1.000 khiếu nại.

Tuy nhiên, thông qua công đoàn, nhân viên McDonald's bày tỏ lo ngại trước các quy trình không phù hợp để giải quyết các cáo buộc quấy rối tình dục. Điều này khiến Ủy ban Nhân quyền và Bình đẳng Anh (EHRC) vào cuộc.

Gã khổng lồ thức ăn nhanh hiện đã ký một thỏa thuận pháp lý với EHRC để bảo vệ nhân viên khỏi bị quấy rối tình dục. EHRC nói với BBC rằng họ "không dễ dàng trong việc ký kết các thỏa thuận".

McDonald's quay roi tinh duc anh 1

Christine cho biết cô đã bị một quản lý của McDonald's chi nhánh London quấy rối tình dục năm 2018. Ảnh: BBC.

Môi trường làm việc độc hại

Cô Christine, người từ bỏ quyền được giấu tên, bắt đầu làm việc tại McDonald's vào năm 2011 khi vừa mới chuyển đến London. Cô đã nghĩ mọi chuyện sẽ “thực sự tuyệt vời”.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Christine nhận thấy đây là môi trường làm việc độc hại. Cô thấy các quản lý tán tỉnh nhiều nhân viên cấp dưới và một người quản lý khác còn đi xung quanh "sờ mông mọi người".

“Tôi thấy có nhiều điều không ổn”, cô nói, thêm rằng một vị quản lý thường xuyên đến gặp cô và nói "những điều không phù hợp”.

Christine cố xoay sở tình hình bằng cách nhờ đồng nghiệp can thiệp. Dần dần, cô bắt đầu lo lắng và hoảng loạn, phải dùng thuốc chống trầm cảm "chỉ để đối phó với việc đi làm".

"Làm sao bạn có thể làm việc được khi đang lên cơn hoảng loạn? Bạn không thể thở được, tim đập thình thịch và sợ hãi tột độ", cô nói.

"Bạn không muốn người này đến gặp bạn để làm hoặc nói bất cứ điều gì. Bạn nghĩ họ hiểu được điều bạn muốn nói khi bạn nói ‘không’, nhưng hóa ra họ vẫn nghĩ những gì họ làm với bạn là bình thường”.

McDonald's quay roi tinh duc anh 2

Cựu Giám đốc điều hành của McDonald's Steve Easterbrook (phải). Ảnh: BBC.

Trải nghiệm tồi tệ nhất trong đời

Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vào một ngày năm 2018, khi Christine cảm thấy không khỏe và đi vào phòng kho để xin phép quản lý được về nhà.

"Ông ấy bắt đầu đưa ra những lời ve vãn thực sự không phù hợp, làm tôi thấy không thoải mái. Rồi ông ấy kéo quần của mình xuống và muốn tôi thực hiện những hành động khiếm nhã”, Christine kể.

Christine cho biết cô bước ra ngoài và đến gặp người quản lý kinh doanh của mình để khiếu nại. Nhưng sau khi người quản lý kinh doanh nói chuyện với người đàn ông ấy, cô được yêu cầu "hãy quay lại bếp và tự giải quyết với đối phương”.

Khi Christine phản đối, người quản lý kinh doanh nói cô có thể gọi cảnh sát nếu đã thật sự gặp vấn đề như vậy. Christine lập tức thu dọn đồ đạc đi về nhà.

Christine không bao giờ làm việc tại McDonald's nữa, trong khi cô khẳng định người đàn ông này vẫn làm việc ở đó.

Cô mô tả khoảng thời gian làm việc tại chuỗi thức ăn nhanh là "một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi".

"Bạn không cần phải đi làm với tâm trạng lo lắng hay sợ hãi... Bạn cần một công việc để trang trải cuộc sống, nhưng không phải là bằng mọi giá”, cô nói.

McDonald's cho biết những trải nghiệm mà Christine mô tả là "hoàn toàn không thể chấp nhận được trong các nhà hàng".

Công ty cho biết sự an toàn của nhân viên và khách hàng là "ưu tiên tuyệt đối" và khuyến khích "tất cả nhân viên lên tiếng nếu họ có bất kỳ mối quan ngại nào”.

Không khoan nhượng

EHRC hiện sẽ giám sát McDonald's để kiểm tra xem công ty có tuân thủ luật pháp hay không. Nếu tìm thấy bằng chứng công ty không tuân thủ, ủy ban sẽ vào cuộc điều tra.

Theo thỏa thuận với EHRC, McDonald's cam kết thực hiện một số biện pháp bao gồm thể hiện sự không khoan nhượng đối với hành vi quấy rối tình dục và đào tạo cách chống quấy rối tình dục cho nhân viên.

Tuy nhiên, bà Sarah Woolley, tổng thư ký của nghiệp đoàn thực phẩm The Bakers, Food and Allied Workers' Union cho biết bà không "tin tưởng lắm" rằng thỏa thuận sẽ thay đổi văn hóa làm việc tại McDonald's.

Chuỗi nhà hàng McDonald's ở Mỹ cũng gặp phải các cáo buộc quấy rối tình dục trong những năm qua.

Năm 2019, Steve Easterbrook đã bị sa thải khỏi vị trí giám đốc điều hành của McDonald's sau khi bị phát hiện có mối quan hệ tình cảm với một nhân viên cấp dưới, vi phạm chính sách của công ty. Kết quả điều tra sau đó cho thấy ông Easterbrook còn có quan hệ bí mật với các nhân viên khác.

Gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald's nghiêm cấm "giữa các nhân viên phát sinh bất kỳ hình thức quan hệ thân mật nào".

Giáo sư TQ bị sa thải vì ép sinh viên 'quan hệ không đứng đắn'

Ngày 25/1, Đại học Tây Nam cho biết họ đã sa thải một giáo sư sau khi điều tra cáo buộc của một sinh viên rằng ông này ép cô vào “một mối quan hệ không đứng đắn".

Gia đình nạn nhân bị nhóm thiếu nữ đâm chết kêu gọi sửa luật

Gia đình người đàn ông qua đời sau khi bị 8 cô gái tuổi vị thành niên tấn công ở Canada hồi tháng 12/2022 đã kêu gọi công khai danh tính những đối tượng gây án.

Sự chú ý dồn vào trung tâm của ông Biden giữa bê bối tài liệu mật

Trung tâm Penn Biden, điểm dừng chân của ông Joe Biden sau khi rời chức phó tổng thống năm 2017, đang đứng trước chỉ trích giữa bê bối tài liệu mật của ông.

Lê Ngọc

Bạn có thể quan tâm