Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Giọt nước tràn ly trước tuyên bố từ chức của thủ tướng Anh

Nhiều nghị sĩ cho biết các sự kiện diễn ra trong phiên họp tại Quốc hội Anh hôm 19/10 là "giọt nước tràn ly", dẫn đến việc Thủ tướng Liz Truss tuyên bố từ chức, theo Guardian.

Thu tuong Truss tu chuc anh 1

Trước khi từ chức, Thủ tướng Anh Liz Truss đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích sau khi bà công bố kế hoạch cắt giảm thuế mới, khiến nền kinh tế Anh rơi vào trạng thái hỗn loạn.

Những chỉ trích đã lên đến đỉnh điểm vào hôm 19/10, khi một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội về vấn đề khai thác khí đốt đã biến thành cuộc tranh luận về vị trí lãnh đạo của bà Truss, với việc nhiều chính trị gia của đảng Bảo thủ kêu gọi nữ thủ tướng Anh từ chức.

Theo Bloomberg, vào cuối ngày 19/10, các thành viên nội các Anh đã tổ chức một cuộc gặp riêng để bàn về khả năng bà Truss rời khỏi vị trí thủ tướng. Một hạ nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ đã bày tỏ sự nghi ngờ khi được hỏi về khả năng chính phủ của bà Truss có thể tồn tại qua ngày 19/10.

Trong 6 tuần làm thủ tướng, các chính sách của bà Truss đã khiến giá trị của đồng bảng Anh lao dốc, buộc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) phải can thiệp để ổn định nền kinh tế. Bà Truss đã buộc phải đảo ngược gần như toàn bộ chính sách kinh tế của mình, đồng thời sa thải Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng, đồng minh thân cận nhất của bà.

Thu tuong Truss tu chuc anh 2

Bà Truss tuy đã sa thải đồng minh thân cận là Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng những vẫn không thể ổn định vị thế lãnh đạo đảng Bảo thủ của bà. Ảnh: Reuters.

Quốc hội Anh vào hôm 19/10 đã trải qua một ngày hỗn loạn khi chính phủ của bà Truss cố gắng để ổn định nội bộ đảng Bảo thủ sau quyết định tái khởi động việc khai thác khí đốt bằng phương pháp thủy lực cắt phá tại Anh của thủ tướng.

Nhưng chỉ vài giờ trước khi đề xuất trên của bà Truss được đưa ra bỏ phiếu, vị thế của nữ thủ tướng Anh càng trở nên bấp bênh khi Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman bị sa thải. Thay thế vị trí của bà Braverman là ông Grant Shapps, người đã công khai ý định muốn lật đổ vị trí thủ tướng của bà Truss.

Trong một nhiệm kỳ vốn có nhiều biến động của cựu Thủ tướng Truss, các sự kiện diễn ra vào tối 19/10 tại Quốc hội Anh vẫn khiến nhiều người phải bất ngờ, đồng thời làm bẽ mặt những đồng minh của bà trong đảng Bảo thủ.

Theo Bloomberg, những gì diễn ra vào vào hôm 19/10 đã cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của chính phủ do bà Truss đứng đầu. Sự thiếu chuyên nghiệp trên đã biến một cuộc bỏ phiếu thông thường ở Quốc hội trở thành dấu chấm hết trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của nữ thủ tướng Anh.

Cuộc bỏ phiếu then chốt

Khai thác khí đốt bằng phương pháp thủy lực cắt phá từ lâu đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi trong nội bộ đảng Bảo thủ khi bị nhiều chính trị gia thuộc đảng này phản đối do áp lực từ cử tri.

Tuy nhiên, đối với những người ủng hộ lớn nhất của bà Truss, chủ yếu là các nghị sĩ thiên hướng cánh hữu trong đảng Bảo thủ, việc khai thác khí đốt bằng phương pháp thủy lực cắt phá là một giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho nước Anh, đồng thời đi ngược lại chính sách bảo vệ môi trường mà những chính trị gia trên phản đối.

Việc bà Truss cảnh báo sẽ trừng phạt các nghị sĩ không bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu chống lại quan điểm của bà là một hành động đầy rủi ro. Lời cảnh báo của bà Truss đã thúc đẩy phong trào lật đổ vị trí thủ tướng của bà trong nội bộ đảng Bảo thủ.

Một số nghị sĩ Quốc hội Anh đã sử dụng mạng xã hội để bày tỏ sự phản đối với đề xuất của của bà Truss. Trong đó có ông Chris Skidmore, người từng giữ vị trí bộ trưởng dưới thời cựu Thủ tướng Theresa May và Boris Johnson. Chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, ông Skidmore cho biết sẽ không ủng hộ đề xuất áp dụng phương pháp khai thác cắt phá thủy lực tại Anh nhằm bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, đề xuất của cựu Thủ tướng Truss được thông qua với tỷ lệ phiếu thuận là 326 so với 230 phiếu chống. Tuy nhiên, các sự kiện diễn ra trước và sau quá trình bỏ phiếu đã thu hút nhiều sự chú ý.

Theo đó, khi các nghị sĩ đang xếp hàng để bỏ phiếu, bà Wendy Morton, một trong những lãnh đạo của đảng Bảo thủ và người chịu trách nhiệm đảm bảo các đề xuất của bà Truss được các thành viên của đảng bỏ phiếu ủng hộ, đã tuyên bố từ chức. Theo 2 người đã chứng kiến sự việc, bà Truss đã ngay lập tức kéo bà Morton ra khỏi phòng họp Quốc hội.

Thu tuong Truss tu chuc anh 3

Cựu Thủ tướng Truss được cho là đã kéo Nghị sĩ Morton ra khỏi phòng họp sau khi bà tuyên bố từ chức trong cuộc bỏ phiếu vào hôm 19/10. Ảnh: Reuters.

Theo Bloomberg, ông Craig Whittaker, cấp dưới của bà Morton, cũng tuyên bố từ chức. Tuy nhiên, chính quyền của bà Truss sau đó tuyên bố cả ông Whittaker và bà Morton sẽ tiếp tục đảm nhiệm công việc của họ ở Quốc hội.

Bộ trưởng phụ trách Bắc Ireland Steve Baker, một người ủng hộ của bà Truss, cho biết các nghị sĩ đảng Bảo thủ bỏ phiếu chống lại đề xuất của bà nên bị khai trừ ra khỏi đảng.

Tuy nhiên, ông Baker cũng tỏ ra nghi ngờ về khả năng trên do có tới 40 nghị sĩ không ủng hộ bà Truss. Nếu những người này bị loại khỏi đảng Bảo thủ, đảng này sẽ mất đi thế đa số tại Quốc hội Anh.

Những cáo buộc hành hung

Nghị sĩ thuộc Công đảng Chris Bryant tuyên bố cần phải có một cuộc điều tra về việc liệu các nghị sĩ có bị ép buộc bằng vũ lực để bỏ phiếu ủng hộ cho đề xuất của bà Truss.

"Tôi thấy nhiều nghị sĩ của đảng Bảo thủ bị lôi đến phòng bỏ phiếu", ông Bryant cho biết.

Trả lời Sky News, ông Bryant cho biết đã nhìn thấy hai Bộ trưởng Therese Coffey và Jacob Rees-Mogg cùng một số người khác đang thúc ép Nghị sĩ Alexander Stafford của đảng Bảo thủ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Rees-Mogg và Nghị sĩ Stafford đã phủ nhận các cáo buộc trên.

Chỉ vài giờ trước cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Hạ viện vào hôm 19/10, cựu Thủ tướng Truss đã xuất hiện trước Quốc hội để trả lời câu hỏi chất vấn của các nghị sĩ, biết rằng những câu trả lời bà đưa ra có thể quyết định đến vị trí lãnh đạo đảng của bà.

"Tôi là chiến binh chứ không phải một kẻ bỏ cuộc", bà Truss nhấn mạnh 2 lần trong cuộc họp. Mặc dù vậy, phiên trả lời chất vấn này đã không giúp bà Truss lấy lại uy tín đối với các thành viên đảng Bảo thủ.

Thu tuong Truss tu chuc anh 4

Tuy tuyên bố bản thân là một "chiến binh" trong phiên trả lời câu hỏi tại Quốc hội vào hôm 19/10, Thủ tướng Truss sau đó đã buộc phải tuyên bố từ chức. Ảnh: Sun.

"Phiên trả lời chất vấn của bà Truss là một thảm họa. Tôi đang cảm thấy rất tức giận. Tôi hy vọng những người đã ủng hộ bà Truss nhận ra được sai lầm của họ. Họ đã gây ra thiệt hại to lớn đối với đảng Bảo thủ", Nghị sĩ Charles Walker trả lời BBC.

Hậu quả của cuộc bỏ phiếu

Diễn biến của cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện vào hôm 19/10 đã khiến cựu Thủ tướng Truss mất đi nhiều đồng minh quan trọng, buộc vị thủ tướng Anh phải đưa ra quyết định từ chức vào tối 20/10.

Viết trên tờ Telegraph sau cuộc bỏ phiếu, ông David Frost, thành viên Thượng viện Anh và một trong những người ủng hộ lớn của bà Truss, cho biết nữ thủ tướng Anh nên từ chức sớm nhất có thể. Các cựu Bộ trưởng Anh Maria Caulfield và Johnny Mercer cho biết họ đồng tình với quan điểm của ông Walker.

Trong lá thư từ chức của mình, cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh Braverman đã ngầm chỉ trích phong cách lãnh đạo của bà Truss.

Thu tuong Truss tu chuc anh 5

Trong lá thư từ chức của mình, Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman đã chỉ trích cách lãnh đạo của bà Truss. Ảnh: Anadolu Agency.

"Giả vờ như chúng ta không mắc phải những sai lầm. Tiếp tục làm việc như thể mọi người không thấy rằng chúng ta đã sai và hy vọng mọi thứ sẽ được khắc phục trong tương lai. Đó không phải phong cách lãnh đạo đúng đắn", bà Braverman viết trong thư.

Những sự kiện diễn ra vào hôm 19/10 là dấu chấm hết cho mọi nỗ lực củng cố vị trí thủ tướng của bà Truss, dẫn đến tuyên bố từ chức của bà vào hôm 20/10.

"Tôi muốn xin lỗi người dân Anh. Bản thân tôi cũng cảm thấy chán nản với vở kịch chính trị này. Tôi cảm thấy thất vọng đối với tình hình hiện tại", Nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ Bob Seely phát biểu trên kênh LBC Radio.

Thủ tướng Anh Liz Truss phát biểu từ chức Thủ tướng Liz Truss đã đưa ra tuyên bố từ chức vào ngày 20/10, bên ngoài văn phòng làm việc tại số 10 phố Downing. Bà là nhà lãnh đạo có nhiệm kỳ ngắn ngủi nhất lịch sử nước Anh.

Bà Truss rời ghế, kinh tế Anh ở lại với khủng hoảng

Thị trường tài chính Anh thở phào nhẹ nhõm sau tuyên bố của bà Truss. Nhưng sóng gió vẫn đang bủa vây kinh tế Anh với câu hỏi lớn về Chính phủ mới và các chính sách tiếp theo.

Bà Truss sai lầm ngay từ đầu

Chưa đầy 6 tuần kể từ khi cố Nữ hoàng Elizabeth II bổ nhiệm bà Liz Truss làm Thủ tướng Anh, nữ lãnh đạo đã tuyên bố từ bỏ chiếc ghế quyền lực.

An Bình

Bạn có thể quan tâm