Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Bà Truss sai lầm ngay từ đầu

Chưa đầy 6 tuần kể từ khi cố Nữ hoàng Elizabeth II bổ nhiệm bà Liz Truss làm Thủ tướng Anh, nữ lãnh đạo đã tuyên bố từ bỏ chiếc ghế quyền lực.

Liz Truss tu chuc anh 1

"Thủ tướng không trốn dưới gầm bàn".

Phát ngôn trên nói lên nhiều điều về tình trạng của nhiệm kỳ đầy rẫy rắc rối của Thủ tướng Liz Truss khi nó được bà Penny Mordaunt đưa ra vào đầu tuần này giữa lúc các nghị sĩ đối lập la ó đòi nữ lãnh đạo từ chức và hét lớn giữa cuộc họp Quốc hội: Bà (Liz Truss) đâu rồi?.

Vỏn vẹn ba ngày sau đó, bà Truss đã tuyên bố từ chức thủ tướng hôm 20/10.

Khi nhìn lại nhiệm kỳ thủ tướng chóng vánh của mình, bà Truss chắc hẳn sẽ tự hỏi mọi sai lầm từ đâu mà ra - và làm thế nào mọi thứ lại sụp đổ mau lẹ như vậy.

Theo các nhà phân tích chính trị Anh, động thái từ chức của bà là quyết định không thể tránh khỏi và sai lầm đã bắt nguồn ngay từ đầu.

Liz Truss tu chuc anh 2

Thủ tướng Liz Truss đã đưa ra tuyên bố từ chức vào ngày 20/10, bên ngoài văn phòng làm việc tại số 10 phố Downing. Ảnh: Reuters.

Sự sụp đổ của "Ngân sách ngắn hạn"

Khi nước Anh đang tổ chức tang lễ kéo dài 10 ngày cho Nữ hoàng Elizabeth II quá cố, bà Truss cùng đồng minh thân cận của mình là cựu Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng đã lên kế hoạch cho một gói tài chính được gọi với cái tên "Mini Budget" (tạm dịch: Ngân sách ngắn hạn).

"Liều thuốc" mà bà Truss và ông Kwarteng muốn dùng tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế đã gây xáo động thị trường, khiến đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp kỷ lục và buộc Ngân hàng Trung ương Anh phải hành động khẩn cấp để ngăn quỹ hưu trí của Anh không bị phá sản, theo Reuters.

Ngày 14/10, bà Truss sa thải Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng. Thay cho ông Kwarteng, bà bổ nhiệm ông Jeremy Hunt, một người giàu kinh nghiệm chuyên môn.

Ngày 17/10, ông Hunt đã thực hiện các bước để ổn định thị trường bằng cách loại bỏ toàn bộ gói “Ngân sách ngắn hạn”, bao gồm chính sách cắt giảm thuế thu nhập, tăng thuế doanh nghiệp và mua sắm, miễn thuế VAT cho khách du lịch, theo Guardian.

Hành động của ông Hunt đã phần nào giúp ổn định thị trường, nhưng lại có tác động tiêu cực đến quyền lực của bà Truss. Viễn cảnh kinh tế mà bà Truss hứa hẹn xây dựng cho nước Anh đã tan thành mây khói.

Ngày 17/10, khi bà đến Quốc hội trễ nên không thể trả lời câu hỏi từ thủ lĩnh phe đối lập, tin đồn đã lan truyền khắp chính trường Anh rằng lúc đó bà đang trên đường đến Cung điện Buckingham để xin nhà vua được từ chức.

Liz Truss tu chuc anh 3

Tân Bộ trưởng tài chính Jeremy Hunt phát biểu tại Hạ viện ngày 17/10. Thủ tướng Liz Truss ngồi bên phải ông. Ảnh: Reuters.

Sau tuyên bố từ chức ngày 20/10, Thủ tướng Liz Truss đã trở thành nhà lãnh đạo có nhiệm kỳ ngắn ngủi nhất lịch sử nước Anh với chỉ 45 ngày tại nhiệm. Trước đó, “kỷ lục” này thuộc về cựu Thủ tướng George Canning ở thế kỷ 19 (năm 1827, sau khi đương nhiệm chưa đầy 5 tháng, ông đột ngột qua đời vì bệnh viêm phổi).

Ai có thể thay thế bà Truss?

Cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, người từng thất bại trước bà Truss trong cuộc đua cho chiếc ghế thủ tướng hồi mùa hè đã giữ im lặng một cách khó ngờ trong những ngày gần đây.

Những người thân cận với ông Sunak nói rằng kể từ sau thất bại nặng nề trước bà Truss, ông không còn muốn đấu tranh cho chức thủ tướng nữa. Tuy nhiên, họ cũng nói với CNN rằng ông Sunak vẫn có thể bị thuyết phục để đảm đương vị trí quyền lực nếu như nhận được một lời kêu gọi đủ mạnh mẽ.

Liz Truss tu chuc anh 4

Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak có thể là ứng viên sáng giá cho cuộc đua kế nhiệm bà Truss. Ảnh: Reuters.

Có một câu nói mà Cựu Thủ tướng Boris Johnson thường xuyên sử dụng trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, thậm chí trong cả bài phát biểu khi từ chức thủ tướng của ông: “Giống như Cincinnatus, từ thửa ruộng của mình, tôi được gọi đến đây. Vậy thì rõ ràng là tôi sẽ sai nếu không ra tay giúp đỡ”.

Nhân vật Lucius Quinctius Cincinnatus mà ông Johnson nhắc đến là một người nông dân La Mã sống ở thế kỷ thứ V trước công nguyên, người đã từ bỏ chức vụ ngoại giao để trở về sống trên nông trại của mình, rồi sau đó lại trở lại vị trí lãnh đạo một lần nữa khi thành Rome bị đánh chiếm.

Trong vài ngày tới, nhiều người Anh sẽ tự hỏi ông Sunak sẽ còn giấu mình trong “nông trại” của ông thêm bao lâu.

Trong khi đó, Times đưa tin cựu Thủ tướng Boris Johnson có khả năng sẽ tham gia cuộc chạy đua lãnh đạo đảng Bảo thủ trong tuần tới.

Ông Johnson được cho là đang thăm dò thái độ của các thành viên đảng Bảo thủ.

Bà Penny Mordaunt - thành viên nội các hiện tại - từng được ủng hộ để kế nhiệm ông Johnson - cũng được cho là sẽ tham gia cuộc đua.

Bên cạnh đó, bà Suella Braverman có khả năng sẽ ứng cử trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ. Tuy nhiên, ông Sir John Hayes, thân tín và là cố vấn của cựu bộ trưởng Nội vụ Anh, từ chối cho biết liệu bà có kế hoạch ứng cử hay không.

“Bà Suella rõ ràng có một tương lai lớn trong đảng Bảo thủ và được công nhận rộng rãi là người mang tiêu chuẩn của chủ nghĩa Bảo thủ truyền thống đích thực”, ông nói, Guardian đưa tin.

Thủ tướng Anh Liz Truss phát biểu từ chức Thủ tướng Liz Truss đã đưa ra tuyên bố từ chức vào ngày 20/10, bên ngoài văn phòng làm việc tại số 10 phố Downing. Bà là nhà lãnh đạo có nhiệm kỳ ngắn ngủi nhất lịch sử nước Anh.

Times: Cựu Thủ tướng Boris Johnson có thể chạy đua kế nhiệm bà Truss

Times đưa tin cựu Thủ tướng Boris Johnson có khả năng sẽ tham gia cuộc chạy đua lãnh đạo đảng Bảo thủ trong tuần tới.

Thủ tướng Anh từ chức, đảng Bảo thủ hứng bão chỉ trích

Các đảng chính trị lớn nhất của Anh đồng loạt lên tiếng chỉ trích đảng Bảo thủ sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Truss và kêu gọi tổng tuyển cử trước thời hạn.

Ong Trump nhan tin vui hinh anh

Ông Trump nhận tin vui

0

Kế hoạch tuyên án ông Trump trong vụ án hình sự ở New York sẽ không diễn ra vào tuần tới như dự kiến vì các luật sư của ông thúc đẩy bãi bỏ truy tố sau chiến thắng bầu cử.

Lê Ngọc

Bạn có thể quan tâm