![]() |
Tôm hùm tiếp tục tăng trưởng mạnh ở thị trường Trung Quốc. Ảnh: Xuân Hoát. |
Theo thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đạt 605 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2024.
Về cơ cấu sản phẩm, tôm chân trắng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá trị xuất khẩu 344 triệu USD, tăng 15%, trong khi tôm sú đạt giá trị xuất khẩu 45 triệu USD, giảm 5%.
Ngoài ra, nhóm tôm loại khác đạt mức xuất khẩu 216 triệu USD, tăng 222%. Trong nhóm này, xuất khẩu tôm hùm vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Đáng chú ý, Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất với giá trị lên đến 204 triệu USD từ đầu năm, chiếm 34% tổng xuất khẩu tôm đi các thị trường, đồng thời tăng mạnh 150% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu nhờ vào doanh số xuất khẩu tôm hùm vẫn tiếp đà tăng mạnh 2 tháng đầu năm.
Người dân các thành phố giàu có như Bắc Kinh và Thượng Hải có xu hướng tiêu thụ tôm hùm nhiều hơn các khu vực khác.
Cụ thể, nhập khẩu tôm hùm vào Trung Quốc tiếp tục tăng trong giai đoạn đầu năm 2025, trong khi nhập khẩu tôm chân trắng và tôm sú vẫn chưa phục hồi mạnh. Đây là xu hướng tiếp nối của giai đoạn cuối năm 2024.
Dù sản lượng một số sản phẩm giảm, VASEP cho biết tôm vẫn chiếm 24% tổng khối lượng và 41% giá trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc.
Đây là mặt hàng thủy sản phổ biến nhất trên các nền tảng mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc.
Mặt khác, trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ cũng đạt 77 triệu USD, tăng 7%.
Tuy nhiên, Mỹ là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu tôm khiêm tốn nhất trong các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.
Lý giải điều này, VASEP cho biết đầu năm 2025, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đi vào vận hành, người tiêu dùng Mỹ lo ngại về việc thuế nhập khẩu chưa rõ ràng có thể làm tăng giá các sản phẩm hải sản, bao gồm cả tôm.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2025 có dấu hiệu phục hồi tốt, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc).
Xu hướng tiêu dùng tôm tại Mỹ vẫn duy trì ổn định, trong khi thị trường EU có sự khác biệt theo khu vực.
Tuy nhiên, ngành tôm vẫn đối mặt với những thách thức về nguồn cung nguyên liệu. Đầu năm nay, thời tiết bất lợi và dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm, làm tăng chi phí đầu vào cho nuôi tôm.
Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, doanh nghiệp cần đẩy mạnh các sản phẩm chế biến sẵn, tối ưu chi phí sản xuất và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường nhập khẩu.
Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Hải sản 'nhà giàu' rớt giá thê thảm
Đang được săn đón với mức giá cao ngất, tôm hùm bỗng rớt giá thê thảm khiến người nuôi ở TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ngơ ngác.
Hơn 70 triệu USD tôm hùm Việt lên bàn ăn Trung Quốc chỉ trong 1 tháng
Tháng 1 trùng thời điểm diễn ra kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhưng kết quả xuất khẩu thủy sản cả nước vẫn tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024, đạt trên 774 triệu USD.
Tôm, cá tra mang về cho Việt Nam hơn 4 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm, lần lượt đạt 2,7 tỷ USD và 1,4 tỷ USD. Dự báo 2 mặt hàng này đem về khoảng 6 tỷ USD trong năm nay.