Tối 4/1, anh Thái Văn Tấn Tài (cha bé Nam) rơi nước mắt khi nhắc về con trai. Ảnh: Hoàng Giám. |
18h30 ngày 4/1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, xác nhận bé Nam đã tử vong. Kết luận này có sự phối hợp liên ngành giữa các đơn vị pháp y, y tế, chính quyền liên ngành cũng như đánh giá hiện trạng tại vị trí bé trai bị tai nạn.
Trao đổi với Zing vào lúc 19h cùng ngày, chị Linh cho biết từ ngày con trai gặp tai nạn, không đêm nào người mẹ chợp mắt. Sau khi biết tin con mất, chị Linh cùng chồng đã tính đến các phương án làm lễ an táng cho bé Nam, trong đó dành khoảng đất để an táng bé.
"Suốt hai ngày đầu con gặp nạn, chồng tôi liên tục túc trực trên hiện trường, chỉ biết cầu mong phép màu đến với con. Đầu óc của bố cháu hiện giờ rối loạn, nhưng hai vợ chồng vẫn ráng bảo nhau giữ gìn sức khoẻ để còn chờ ngày đưa con về", chị Linh chia sẻ.
Chị Linh vẫn nhớ mãi ngày 31/12 khi sáng hôm đó, bé Nam đi nhặt sắt bán được 21.000 đồng dành dụm tiền học võ. Bé dự tính buổi chiều sẽ quay lại nhặt nhạnh tiếp, nhưng khi đến công trình cầu Rọc Sen, Nam không may rơi xuống ống cọc bê tông.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Trước đó, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định việc duy trì sự sống cho bé Nam đã kết thúc, do đó, đơn vị cứu hộ cứu nạn sẽ thay đổi phương án, thực hiện nhanh nhất các công đoạn để sớm đưa em ra khỏi ống cọc bê tông. Được sự đồng ý của gia đình, cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành làm pháp y đại thể với thi thể của bé Nam.
Theo ông Bửu, ban đầu đơn vị đã tiên lượng sức khỏe của cháu Nam rất xấu khi nạn nhân có khả năng bị đa chấn thương. Điều kiện trong lòng ống cọc bê tông không đảm bảo không khí, cháu bé còn gặp thời tiết lạnh, không được ăn uống.
“Đây là tình huống rất nặng nề, đau lòng. Vì em bé đã tử vong nên bằng mọi cách, đơn vị phải đưa bé Nam lên được mặt đất để sớm lo tang sự cho em”, ông Bửu nói.
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.