Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giả dạng quan chức Trung Quốc lừa đảo hàng triệu USD ở Singapore

Cảnh sát Singapore ghi nhận hơn 242 trường hợp lừa đảo với thủ phạm giả dạng làm quan chức Trung Quốc chiếm đoạt hơn 7,9 triệu USD chỉ trong 4 tháng.

Theo Channel NewsAsia, 242 trường hợp lừa đảo được trình báo cho cảnh sát Singapore từ tháng 8 đến tháng 11.Tổng giá trị thiệt hại lên đến 10,8 triệu SGD (hơn 7,9 triệu USD). Số vụ lừa đảo nửa sau năm 2019 tăng mạnh so với giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, với 92 trường hợp được ghi nhận.

Tính từ tháng 1 đến tháng 11, cảnh sát Singapore đã ghi nhận ít nhất 401 trường hợp kẻ lừa đảo giả dạng làm quan chức, cảnh sát Trung Quốc để chiếm đoạt tài sản ở nước này. Tổng số tiền thiệt hại lên đến gần 18,8 triệu SGD (gần 14 triệu USD).

Trong các vụ lừa đảo thời gian qua, thủ phạm thường giả dạng làm nhân viên chính thức của công ty chuyển phát nhanh, đại lý dịch vụ viễn thông hoặc quan chức từ cơ quan chính phủ Trung Quốc.

Các nạn nhân thường nhận các cảnh báo đe dọa như: số điện thoại họ đăng ký có liên quan đến hoạt động tội phạm; bưu kiện mang tên của nạn nhân chứa hàng hóa bất hợp pháp; có vụ án đang được tòa xử lý liên quan đến họ; hoặc nạn nhân có hành vi phạm pháp buộc phải hỗ trợ điều tra.

Gia dang quan chuc Trung Quoc lua dao anh 1

Nạn nhân tại Singapore nhận được hình ảnh của đối tượng lừa đảo, tự nhận là cảnh sát Trung Quốc. Ảnh: SPF.

Nạn nhân sau đó được yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng cùng với mã OTP để “phục vụ điều tra”.

Trong nhiều trường hợp, cuộc gọi được chuyển tiếp đến một nhân vật khác, tự xưng là sĩ quan cảnh sát tại Trung Quốc. Để tăng sức thuyết phục, đối tượng lừa đảo còn cho nạn nhân xem lệnh bắt giữ từ cảnh sát Trung Quốc và hăm dọa bỏ tù nếu nạn nhân không hợp tác. Khi nạn nhân phát hiện tiền trong tài khoản ngân hàng bị chuyển hàng loạt đến tài khoản lạ, mọi việc đã quá muộn.

Ngoài đánh cắp thông tin và mã OTP, các đối tượng lừa đảo có thể ép nạn nhân quét mã QR và gửi tiền cho chúng thông qua máy bán tiền ảo Bitcoin. Trong một số trường hợp, nạn nhân được yêu cầu rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng, gửi trực tiếp cho một “quan chức chính phủ” để xác thực điều tra.

Các đối tượng lừa đảo hành động rất tinh vi. Chúng tìm cách ép nạn nhân nói chuyện điện thoại liên tục để họ không có cơ hội kiểm tra cuộc gọi có thật sự từ quan chức Trung Quốc hay không.

Malaysia bắt 104 tội phạm Trung Quốc

Nhà chức trách Malaysia đã tiến hành truy quét và bắt giữ 104 người Trung Quốc tham gia đường dây lừa đảo trực tuyến nhắm vào người Hoa ở Đại lục.

Công an giả từ Trung Quốc tràn sang Đông Nam Á

Những kẻ lừa đảo đã giả làm công an, kiểm sát viên và nhân viên ngân hàng phối hợp lừa tiền của người dân sống tại Trung Quốc.

Tinh Minh

Bạn có thể quan tâm