Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

G7 và Australia áp trần với giá dầu Nga

Nhóm G7 và Australia hôm 2/12 nhất trí áp giá trần 60 USD/thùng với dầu của Nga được vận chuyển bằng đường biển, sau khi Liên minh châu Âu (EU) đạt được đồng thuận nội khối.

Một tàu chở dầu của Nga neo đậu tại thành phố cảng Nakhodka hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.

Theo tuyên bố của G7 và Australia, mức giá trần này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12 hoặc “ngay sau đó”, Reuters đưa tin. Các quốc gia này cũng tuyên bố sẽ tính đến các động thái “bảo đảm tính hiệu quả của mức giá trần”, nhưng chưa công bố thêm thông tin.

Giá trần với dầu của Nga là ý tưởng được nhóm G7 đưa ra nhằm giảm thu nhập mà Moscow nhận được qua việc bán dầu, trong khi ngăn giá dầu thế giới tăng vọt sau khi lệnh cấm vận dầu thô Nga của EU chính thức có hiệu lực ngày 5/12 tới.

Đại sứ Ba Lan tại EU Andrzej Sados hôm 2/12 cho biết nước này ủng hộ thỏa thuận của EU, bao gồm cơ chế để giữ mức giá trần thấp hơn ít nhất 5% với giá thị trường. Trước đó, Warsaw đã vận động để đưa mức giá này xuống mức thấp nhất có thể.

Cộng hòa Czech, nước đang là chủ tịch luân phiên của EU, cho biết đã khởi động thủ tục để 27 nước thành viên EU có thể chính thức phê chuẩn thỏa thuận. Chi tiết của thỏa thuận dự kiến được đăng tải vào ngày 4/12 tới.

“(Mức giá trần) sẽ giúp chúng ta ổn định giá dầu toàn cầu, có lợi cho các nền kinh tế đang phát triển trên khắp thế giới”, chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen viết trên Twitter.

Thỏa thuận giá trần của G7 ngăn cấm các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm cho các lô hàng dầu thô của Nga ở quy mô toàn cầu, trừ khi chúng có mức giá thấp hơn giá trần.

Do hầu hết công ty vận tải và bảo hiểm hàng đầu thế giới được đặt tại các nước G7, thỏa thuận sẽ khiến Nga khó có thể bán dầu với mức giá cao hơn.

Sách hay về kinh tế

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Reuters: EU nhất trí áp giá trần dầu thô Nga

EU nhất trí áp giá trần với dầu thô Nga ở mức 60 USD/thùng. Quyết định chính thức sẽ được đưa ra trong ngày 2/12.

Châu Âu muốn hạ trần giá bán dầu Nga xuống 60 USD

Một số nước châu Âu đang muốn hạ mức trần giá cho dầu Nga để hạn chế nguồn thu của Moscow, trong khi một số khác lại phản đối điều này.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm