Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cuộc họp về chính sách lãi suất vào ngày 30/4 và 1/5 tới. Lãi suất của Mỹ hiện vẫn neo cao ở mức 5,25-5,5% kể từ tháng 7 năm ngoái.
Vào đầu năm nay, các thị trường tài chính suy đoán việc đổi chiều chính sách tiền tệ với đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed diễn ra vào tháng 3. Thế nhưng, các chỉ số kinh tế của Mỹ lại đi ngược với kỳ vọng này.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), một thước đo lạm phát quan trọng đối với Fed vẫn tăng 3,4% trong quý I, trong khi tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chậm lại, ở mức 1,6%. Các chỉ số của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy lạm phát vẫn cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% mà Fed đang đặt ra.
Dữ liệu do Cục Phân tích kinh tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 26/4 cũng chỉ ra chi tiêu của người dân Mỹ đã vượt xa thu nhập trong tháng 3, trong khi tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống 3,2%, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2022.
Điều này đã khiến thị trường nghĩ rằng Fed sẽ kéo dài thời gian giảm lãi suất sang tháng 9. Một số còn bi quan hơn và cho rằng lạm phát dai dẳng đang đe dọa khả năng "hạ cánh mềm" của kinh tế Mỹ. Trong kịch bản xấu, Fed thậm chí phải tính đến việc tăng lãi suất trong tương lai gần.
Bối cảnh này khiến thị trường càng dồn sự quan tâm đặc biệt hơn vào cuộc họp của Fed sắp tới, để tìm mạnh mối cho bất kỳ sự xoay trục nào trong giọng điệu tuyên bố với truyền thông của Chủ tịch Fed Jerome Powell sau phiên họp.
Trước đó, ông Powell nói rằng có thể cần thời gian “ lâu hơn dự kiến ” để tin rằng lạm phát đang tiến tới mục tiêu 2%. Ông nói thêm rằng ngân hàng trung ương có thể giữ lãi suất ở mức cao “miễn là cần thiết”.
Mặc dù lãnh đạo Fed đề xuất trì hoãn việc cắt giảm lãi suất, có vẻ các nhà hoạch định chính sách khác thuộc Fed lại không muốn cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Dean Maki, nhà kinh tế trưởng tại Point72 và là cựu chuyên gia kinh tế của Fed, cho biết: “Nếu con số lạm phát không được cải thiện đủ thì việc giảm lãi suất sẽ bị trì hoãn vô thời hạn”.
Các đồng nghiệp của ông Powell tại Ủy ban Thị trường mở Liên bang đang nhận thấy không cần thiết phải hạ lãi suất.
Thống đốc Michelle Bowman cho biết bà nhìn thấy “rủi ro gia tăng” đối với lạm phát và Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari đã đưa ra khả năng không cắt giảm lãi suất trong năm nay. Trong khi đó, ông Raphael Bostic tại Fed Atlanta cho biết có thể ủng hộ việc tăng lãi suất nếu lạm phát trở nên tồi tệ hơn.
Các nhà giao dịch hiện dự báo chỉ xuất hiện một lần giảm lãi suất của Fed trong cả năm 2024, thấp hơn nhiều so với mức cắt giảm 3 lần, mỗi lần khoảng 0,25 điểm % mà chính họ dự báo vào đầu năm.
Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới vô cùng quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu.
Chủ tịch Fed chưa hài lòng về lạm phát
Chủ tịch Fed Jerome Powell tiếp tục bày tỏ quan điểm cứng rắn về tình hình lạm phát hiện tại và khẳng định tiếp tục giữ nguyên chính sách tiền tệ để phát huy tác dụng.
CPI tháng 3 của Mỹ tăng vượt dự báo
CPI cơ bản của Mỹ lại vượt dự báo tháng thứ 3 liên tiếp, có khả năng trì hoãn việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Khi nào Fed bắt đầu giảm lãi suất?
Dự báo đang trở nên tồi tệ hơn khi dữ liệu tiếp tục cho thấy sức mạnh kinh tế đáng ngạc nhiên của Mỹ.