Chiếc bọc ngoại giao
Vài người nói Hallyu đã ra đời trong môt chiếc bọc ngoại giao đươc lưu chuyển giữa Seoul và Hong Kong năm 1992. Cái bọc chứa gì? Không, không phải là một cuộn vi phim (phim âm bản) bí mật, mà là một cuộn băng Betamax (băng video cassette do Sony sản xuất) ghi bộ phim truyền hình Hàn Quốc What Is Love? (Yêu là gì). Tất nhiên rồi. Hai viên chức Hàn Quốc thì có thể lén lút gửi nhau cái gì cơ chứ?
Người gửi cuốn băng là Chung Injoon, một viên chức hướng nghiệ̣p và tùy viên văn hóa, hiện là khách mời của Viện Du lịch và Văn hóa Hàn Quốc (KCTI, một tổ chức nhà nước), người nhận là lãnh sự Hàn Quốc ở Hong Kong.
Sách Giải mã Hàn Quốc sành điệu. |
Nhiệm vụ của họ: Bằng mọi giá đưa bộ phim này lên sóng truyền hình Hong Kong. Chung nói với tôi: “Tôi đã chứng kiến những dấu hiệu đầu tiên của Làn sóng Hàn Quốc”. Không chỉ chứng kiến, mà chính là người đặt nền móng. Lúc ấy, ông là giám đốc bộ phận nước ngoài của KCTI, thời đó gọi là Ban Thông tin Người nước ngoài Hàn Quốc.
Chung đã phải dùng một chiếc bọc ngoại giao vì các thủ tục phức tạp khiến vận chuyển video chất lượng cao qua biên giới như một cơn ác mộng. “Chúng tôi nghĩ, có thể nó sẽ bị mờ, có thể không”, ông nhớ lại. Nếu bưu kiện bị chặn thì sẽ bị tịch thu, và con đường lịch sử Hallyu có thể đã thay đổi mãi mãi.
What Is Love? kể về câu chuyện của hai bà nội trợ trung niên thuộc tầng lớp trung lưu làm bạn từ cấp ba. Bộ phim đạt tỷ lệ̣ xem 50% vào khung giờ đó ở Hàn Quốc (ý kiến riêng: Tôi thấy phim rất nhạt nhẽo). Chung và các “tòng phạm” ở lãnh sứ quán Hàn Quốc đã nhận ra rằng nếu chiếu phim trên kênh ATV của Hong Kong thì không chỉ người Hong Kong xem được mà tỉnh Quảng Đông thuộc Trung Quốc Đại lục, một nơi đông dân cư với số người xem tiềm năng lên đến 50 triệu, cũng xem được.
Thời đó, chẳng nơi nào có nhu cầu xem phim truyền hình Hàn Quốc, kể cả châu Á. Việ̣c thuyết phục đài Hong Kong chọn bộ phim này cũng sẽ là trận chiến khó khăn. Để đảm bảo rằng đài Hong Kong không thể kiếm cớ từ chối, Chung và cơ quan lãnh sự quán tốn một khoản không hề nhỏ thuyết phục các công ty Hàn Quốc ở Hong Kong mua giờ quảng cáo xen giữa chương trình và dùng quỹ của Chính phủ Hàn Quốc lồng tiếng Quan Thoại.
Hình ảnh trong phim Bản tình ca mùa đông. |
Nỗ lực của họ đã có kết quả. ATV bắt đầu công chiếu bộ phim. Bộ phim được ưa thích ở Hong Kong đến nỗi trong lúc nó được chiếu vào mỗi tối thứ năm và thứ bảy, “trên phố không một bóng người hay xe cộ”, theo lời Chung. Mọi người đều ở nhà xem phim.
Hơn nữa, bộ phim còn tác động đến văn hóa trong xã hội Hong Kong thông qua việc giới thiệu quan niệm Nho giáo của Hàn Quốc về vai trò vợ chồng: “Ở Hong Kong thời đó, người chồng nấu bữa tối sau giờ làm. Nhưng bộ phim đã làm thay đổi quan niệm bằng cách thể hiện hình ảnh người cha với quyền lực tuyệt đối. Khi họ xem phim, họ thấy người vợ nấu ăn, điều đó đã tạo nên một hội chứng”.
Quyền lực mềm của phim Hàn
Tôi không chắc rằng đây là kiểu chuyển tải văn hóa mà người Hàn mong đợi, nhưng dù thế nào thì mầm mống gây nghiệ̣n đã được gieo trồng. Bộ phim được đài CCTV của Đại lục mua. Một vài bộ phim Hàn Quốc cũng nối gót, dần dần được yêu thích khắp châu Á - Nhật Bản, Việ̣t Nam, Malaysia và Philippines.
Ở Philippines 15 năm qua, Koreanovela đã nổi tiếng hơn cả telenovela (phim truyền hình Nam Mỹ), và đang giúp gây dựng ngành công nghiệ̣p phim truyền hình của riêng Philippines. Phim Hàn không chỉ nổi tiếng, mà còn là nguồn cảm hứng cho hàng loạt bản làm lại với dàn diên viên địa phương nói tiếng Tagalog. [...]
Phim Hàn bây giờ được toàn thể châu Á ưa chuộng. Ở Đài Loan, thời gian chiếu phim Hàn tăng nhiều đến nỗi năm 2012, Hiệp hội Truyền thông Quốc gia Đài Loan đã kêu gọi các đài giảm giờ vàng chiếu các chương trình Hàn Quốc và tăng số giờ chiếu những chương trình không phải của Hàn.
Full House - một phim Hàn Quốc được nhiều quốc gia làm lại. |
Phim Hàn cũng có rất nhiều khán giả ở châu Mỹ Latinh, có thể là vì xúc cảm của phim Hàn cũng tương tự với telenovela. Ở Nam Mỹ, phim Hàn rất nổi tiếng tại Brazil, Chile và Argentina. Ở Paraguay, vài phim Hàn được lồng tiếng không chỉ sang tiếng Tây Ban Nha mà còn sang tiếng đị̣a phương Guarani.
Năm 2013, người Cuba phát cuồng với bộ phim Han Queen of Housewives, phát sóng bốn lần một tuần trên kênh quốc gia Canal Habana. Báo chí Cuba ghi lại rằng khi Yoon Sang-hyun, một ngôi sao quyến rũ hút hồn trong phim, sang thăm Havana trong một tour quảng cáo hồi tháng 11, đã bị̣ đám đông người hâm mộ nữ kích động ở Cuba bao vây tại sân bay.
Việc đài truyền hình quốc gia ở Cuba chiếu phim truyền hình Hàn Quốc rất kỳ lạ vì Cuba và Hàn Quốc không thiết lập quan hệ̣ ngoại giao. Cuba thậm chí chưa từng chiếu phim Hàn. Thế mà vì một lý do nào đó, Văn phòng Xúc tiến Thương mai - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), một tâp đoàn thương mại của chính phủ, lại có một văn phòng ở thủ đô Havana.
Dường như có mùi chính phủ ở đây? Đúng vậy, và họ không chút ngượng ngùng về việc đó. Theo đài truyền hình Hàn Quốc MBC, phim đã không được KOTRA hỗ trợ lồng tiếng Tây Ban Nha. Nghĩa là dùng công quỹ.
Phim Hàn là quyền lực mềm trong thực tiễn, chúng công khai và tinh tế quảng bá cho các giá trị, hình ảnh và đặ̣c trưng của Hàn Quốc đến các khán giả quốc tế. Dưới tầm phủ sóng của phim Hàn, người Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng. Kem nền và phấn phủ trắng da cho nam đã thành mốt ở Hàn Quốc.
Ngành công nghiệ̣p mỹ phẩm Hàn Quốc bùng nổ trên khắp châu Á, chỉ riêng chuỗi The Face Shop thôi cũng có đến một nghìn cửa hàng ở khắp châu Á. Đương nhiên là các công ty mỹ phẩm thuê các diễn viên và ca sĩ Hàn Quốc nổi tiếng nhất để quảng cáo cho sản phẩm của mình.