Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải mã lý do Hàn Quốc chọn công nghiệp giải trí thay vì các tập đoàn

Nền công nghiệp giải trí mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Hàn Quốc, không những thế Hàn lưu giờ đây đã trở thành một quyền lực mềm, chinh phục, lan tỏa mạnh mẽ khắp thế giới.

Cuốn sách Giải mã Hàn Quốc sành điệu của tác giả Euny Hong kể lại quá trình Hàn Quốc từ đất nước đói nghèo thành nước phát triển, không những thế còn trở nên sành điệu, dẫn đầu các trào lưu. Bí quyết của Hàn Quốc khi chinh phục thế giới chính là ngành giải trí.

Năm 1997, giữa khủng hoảng kinh tế châu Á, Hàn Quốc trở nên điêu đứng. Chính phủ Hàn Quốc thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IM) một khoản vay lãi đến 57 tỷ USD.

Tổng thống Kim Young-sam nói ngày nào ông cũng tự đánh mình do quá xấu hổ vì đã đẩy đất nước đến bước này, còn người Hàn vẫn gọi ngày mà họ đi vay nợ là Ngày Quốc nhục. Tới năm 2001, ba năm trước khi đến hạn, Hàn Quốc đã trả hết khoản nợ.

Từ lấy lại thể diện quốc gia tới kiếm lời bằng văn hóa đại chúng

Nhưng hoàn trả nợ là chuyện nhỏ, vấn đề lớn hơn là hình ảnh của Hàn Quốc đã xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 2/1998, Tổng thống sắp nhậm chức Kim Dae-jung - người chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng - đã cho gọi TH Lee - người đứng đầu chi nhánh Hàn Quốc của hãng quan hệ công chúng toàn cầu Edelman - tới Nhà Xanh (nơi ở và làm việc của tổng thống).

Tai sao Han Quoc chon giai tri la nganh cong nghiep mui nhon anh 1
Sách Giải mã Hàn Quốc sành điệu.

Họ gọi Lee - một người là dân PR - tới vì Hàn Quốc muốn xây dựng lại thương hiệu cho mình. “Một chiến dịch tái thương hiệu toàn quốc có lẽ là lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.

Trong bối cảnh khủng hoảng, Hàn Quốc đã đưa nhiều quyết định đúng đắn. Các ngành công nghiệp như công nghệ thông tin, nhạc pop, phim truyền hình, phim nhựa, trò chơi điện tử.

Ý định xây dựng một loạt ngành công nghiệp mới khi đất nước đang nợ đầm đìa như vậy dường như vô cùng tệ hại. Hàn Quốc hoàn toàn có thể dựa vào các sản phẩm đã thành công sẵn như điện thoại di động, vật liệu bán dẫn.

Vậy điều gì khiến Hàn Quốc chọn pop culture làm ngành mũi nhọn?

Cuộc khủng hoảng cho thấy điểm yếu của nền kinh tế Hàn Quốc khi phụ thuộc quá nhiều vào những chaebol (những siêu tập đoàn của Hàn Quốc như Samsung, Huyndai), nếu các chaebol sụp đổ, cả quốc gia cũng không có nhiều hy vọng. Mặt khác, Hàn Quốc không có tài nguyên, đất canh tác ít, giá nhân công tăng đột biến.

Tổng thống Kim Dae-jung quyết định thúc đẩy công nghệ thông tin và văn hóa đại chúng. Ông ngỡ ngàng trước số tiền Mỹ thu được từ điện ảnh, và số tiền Anh nhận được từ nhạc kịch. Tổng thống Kim quyết định xây dựng công nghiệp pop culture từ con số không trong khủng hoảng.

Vị tổng thống Hàn Quốc nhìn thấy những điểm hợp lý trong điều mà nhiều người cho là điên rồ ấy. Văn hóa đại chúng không đòi hỏi nhiều hạ tầng cơ sở mà chỉ cần tài năng và thời gian.

Hàn Quốc hy vọng văn hóa đại chúng mang lại lợi nhuận, sự đoàn kết nhân dân, tạo ra một sản phẩm xuất khẩu giúp truyền bá văn hóa Hàn Quốc ra khắp thế giới, lấy lại hình ảnh quốc gia, đồng thời phát triển kinh tế.

Chính sách đúng đắn, đầu tư đặc biệt cho công nghiệp giải trí

Đơn vị giúp các Tổng thống Kim hiện thực hóa ý tưởng chính là Bộ văn hóa Hàn Quốc - đơn vị mà tác giả sách gọi là “Bộ Văn hóa hay ho nhất thế giới”. Họ có những dự án triệt để, táo bạo để có thể phát triển ngành công nghiệp giải trí.

Những quan chức cấp cao nhất của chính phủ ở Bộ Văn hóa nghiên cứu về thực tế ảo và công nghệ hình ảnh ba chiều siêu thực để tạo ra một buổi biểu diễn vượt ngoài sức tưởng tượng. Họ tổ chức ra Cục Công nghiệp Pop Culture: Hologram, chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ văn hóa. Ở đó, các công nghệ được nghiên cứu, ứng dụng nhằm tối ưu hóa các hoạt động văn hóa, giải trí.

Nhờ đó, những buổi trình diễn của các nhóm K-pop đạt được nhiều hiệu ứng ngoài sức tưởng tượng. Năm 2013, khi Park Geun-hye lên làm Tổng thống, bà đã thiết lập một quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ USD cho Cục Công nghiệp Pop Culture.

Tai sao Han Quoc chon giai tri la nganh cong nghiep mui nhon anh 2
SNSD - một trong những nhóm nhạc nữ đã có công đưa Kpop ra thế giới.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa Hàn Quốc còn có Viện Nghiên cứu Thiết bị Điện tử và Viễn thông, một viện chính sách và phòng thí nghiệm công nghệ. Họ còn có ba bộ phận khác chịu trách nhiệm nội dung trò chơi điện tử, truyền hình, chính sách công nghiệp văn hóa. Nhiệm vụ của các bộ phận này là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và truy tố kẻ vi phạm bản quyền.

Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã tạo một hệ sinh thái công bằng cho những người làm sáng tạo nghệ thuật. Nội dung của ngành công nghiệp giải trí cũng được chú trọng. Trước đây, Tổng thống Kim Dae-jung đặt ra một quỹ đặc biệt cho Phòng Nội dung Văn hóa, với ngân sách 50 triệu USD, đến những năm 2015, quỹ này đạt khoảng 500 triệu USD.

Hàn Quốc gây quỹ để phát triển bộ máy văn hóa bằng cách: chính phủ cấp khoảng 20 - 30% số tiền trong quỹ, còn lại là từ các ngân hàng đầu tư, công ty tư nhân như hãng thu âm, sản xuất phim… Một đơn vị quản lý quỹ này, họ chủ yếu đầu tư vào phim điện ảnh, âm nhạc, phim hoạt hình, phim truyền hình.

Bộ Văn hóa Hàn Quốc giám sát các dự án chi tiết. Họ quản lý các noraebang (một dạng phòng hát karaoke), để đảm bảo trong đó không có nội dung xấu.

Ngành công nghiệp âm nhạc đầy bê bối là nguồn tiền khổng lồ cho Hàn

Kpop phát triển vượt bậc trong suốt 2 thập kỷ qua. Đây là thị trường lớn thứ 8 thế giới về âm nhạc theo số liệu của IFPI.

Những bộ phim khuynh đảo châu Á, vực kinh tế Hàn Quốc thoát nghèo

Nhờ điện ảnh, âm nhạc, nền kinh tế Hàn Quốc đã vực dậy mạnh mẽ sau khủng hoảng. Suốt thập niên 90 thế kỷ trước, phim Hàn tràn ngập màn ảnh Việt nói riêng và châu Á nói chung.


Y Nguyên

Bạn có thể quan tâm