Một con rắn cực độc ở châu Phi đang ăn thịt tắc kè. Nọc độc của loài rắn này khiến con mồi tê liệt và chết trong vài giây. Tuy nhiên, các nhà khoa học sử dụng những thành phần từ nọc độc để bào chế ra những dược liệu mới. |
Người xưa từng tẩm nọc độc của loài rắn Brazil lên các đầu mũi giáo để tấn công kẻ thù. Năm 1981, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công thuốc trị cao huyết áp dựa trên chất độc này. Đây cũng là nọc rắn độc đầu tiên mà Mỹ cho phép sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc. |
Người ta ghim đầu răng nanh của rắn qua lớp màng nilon phủ đầu một hộp nhựa. Theo phản xạ, nọc độc sẽ tuôn ra từ hai răng nanh của con vật. |
Một con rắn độc chỉ sống ở Trung Đông và vùng tiểu lục địa Ấn Độ. Nọc độc của nó là thành phần trong thuốc điều trị nhồi máu cơ tim. |
Một số nọc độc rắn được dùng để sản xuất thuốc chống đông máu. Ống nghiệm bên trái chứa máu của một người bình thường đã đông sau 20 phút. Ống nghiệm bên phải chứa máu của một bệnh nhân ở Nepal bị rắn cắn, máu vẫn không đông sau cùng khoảng thời gian. |
Nọc của lọai bọ cạp sống ở Trung Đông là một trong những chất độc chết người nguy hiểm nhất. Các nhà khoa học đang nghiên cứu quá trình sử dụng chất chiết xuất từ nọc độc này để xác định các vị trí khối u trong cơ thể con người. |
Nọc độc của những loài ốc biển, như ốc nón, chứa các thành phần phức tạp hơn. Người ta sử dụng nó trong các loại thuốc giảm cơn đau mãn tính. |
"Quái vật" Gila là một trong số rất ít những con thằn lằn có nộc độc. Nó sống chủ yếu ở ở Mỹ và Mexico. Chất độc của loài bò sát này dùng để sản xuất thuốc trị tiểu đường loại 2. |
Các nhà khoa học Singapore đang nghiên cứu nọc từ rắn hổ mang chúa để phân tách một chất có thể sử dụng trong thuốc giảm đau. |
Một con rắn vảy sừng treo mình trên cành cây trong khu rừng ở vùng biên giới Cameroon và Cộng hòa Congo. Đây là một trong số ít những loài rắn độc có ích đối với y học nhưng đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng. |