Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bắt rắn biển bằng tay không ở Việt Nam lên tạp chí Mỹ

Dù nhiều người thiệt mạng nhưng ngư dân Việt Nam vẫn dùng tay không để bốc những con rắn biển có nọc độc trong mùa thu hoạch rắn trên Vịnh Thái Lan.

National Geographic dẫn một nghiên cứu cho biết việc đánh bắt rắn biển ở Vịnh Thái Lan là hoạt động khai thác quy mô nhất của con người đối với loài bò sát sống dưới nước này. Dù là nghề phụ của các ngư dân Việt nhưng hoạt động đánh bắt này thu về hơn 80 tấn rắn biển mỗi năm. Nó tương đương với khoảng 225.500 cá thể, có trị giá 3 triệu USD.

Thông thường, ngư dân đánh bắt rắn biển trong những ngày không trăng của tháng hoặc trăng khuyết. Hầu hết rắn biển được tiêu thụ ở Việt Nam và Trung Quốc. Thịt của chúng là món đặc sản trong các nhà hàng trong khi tiết rắn được pha cùng với rượu để uống. Các phần khác của con rắn biển như tim, mật được sử dụng để bào chế các loại thuốc trị bệnh đau khớp, chán ăn và mất ngủ.

 

Những loài rắn kỳ lạ nhất hành tinh (kỳ 2)

Belcher là loài có nọc độc đáng sợ hơn mọi loài rắn dưới biển và trên đất liền, còn rắn râu ở Đông Nam Á sở hữu hai râu bằng thịt cực kỳ nhạy cảm để bắt mồi.

John Murphy, chuyên gia nghiên cứu rắn biển tại Bảo tàng Field, Chicago, Mỹ, cho biết, việc đánh bắt rắn biển để làm thuốc hoặc thực phẩm diễn ra từ rất lâu trước đây. Rắn biển đánh bắt ở Vịnh Thái Lan được xuất nhiều sang Trung Quốc. Nó là vị thuốc quan trọng của đông y, có khả năng trị được một số loại bệnh và tăng cường sức khỏe.

Trong y học phương Tây, người ta chiết xuất nọc rắn để chế tạo thuốc trị các bệnh về tim mạch. Hai trong 3 loại thuốc đặc dụng này bắt nguồn từ rắn độc. Tuy nhiên, nọc rắn biển trong Vịnh Thái Lan chưa được nghiên cứu.

Tạp chí Bảo tồn Sinh học cho biết, hoạt động săn bắt, mua bán rắn biển đóng vai trò gián tiếp vào nạn săn trộm tê giác lấy sừng ở các nước châu Phi. Ngư dân tin rằng, uống bột sừng tê giác hoặc hơ nóng rồi đắp chúng lên vết cắn của loài rắn biển sẽ vô hiệu hóa nọc động chết người của loài này. Dù giá cao nhưng họ luôn tích trữ sẵn sừng tê giác phòng trường hợp bị rắn biển cắn.

Hồng Duy

Ảnh: National Geographic

Bạn có thể quan tâm