Theo báo cáo tài chính riêng đã kiểm toán của công ty mẹ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thu về 36.608 tỷ đồng trong năm 2022, giảm không đáng kể so với cùng kỳ năm liền trước. Trong cơ cấu nguồn thu công ty mẹ, hơn 85% đến từ hoạt động phối hợp kinh doanh với VNPT-VinaPhone và VNPT-Media, phần còn lại là doanh thu cung cấp dịch vụ và bán hàng với bên khác.
Lợi nhuận gộp giảm so với cùng xuống đạt 4.017 tỷ đồng. Việc giá vốn hàng bán tăng lên cũng khiến biên lợi nhuận gộp của VNPT thu hẹp còn 11%.
Chi phí quản lý và bán hàng của doanh nghiệp này không có nhiều biến động so với năm kinh doanh trước đó, lần lượt đạt 2.903 tỷ đồng và 12,2 tỷ đồng. Song, mục chi phí tài chính tăng 641% lên 178,8 tỷ đồng, gồm 51 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá và 127,8 tỷ đồng đến từ việc trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư.
DOANH THU CỦA CÔNG TY MẸ VNPT GIẢM 3 NĂM LIÊN TIẾP | ||||||||
Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp | ||||||||
Nhãn | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Kế hoạch năm 2023 | |
Doanh thu thuần | tỷ đồng | 44766 | 42439 | 43231 | 40644 | 36810 | 36608 | 39485 |
Lãi ròng | 3405 | 3732 | 4571 | 4432 | 4160 | 4143 | 2229 |
Sau khi khấu trừ các loại chi phí, VNPT vẫn lãi thuần 4.077 tỷ đồng nhờ thu về 3.151 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, phần lớn là lãi tiền gửi và cổ tức, lợi nhuận được chia. Ngoài ra, VNPT còn nhận thêm 1.129 tỷ đồng lợi nhuận khác, chủ yếu nhờ thanh lý tài sản, công cụ dụng cụ như cáp đồng.
Các nguồn thu nhập này giúp lợi nhuận trước thuế đạt 5.204 tỷ đồng. VNPT đóng hơn 1.000 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi ròng 4.143 tỷ đồng, chỉ hụt đi 17 tỷ đồng so với năm 2021.
Tính đến cuối kỳ kinh doanh 2022, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 3.459 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VNPT sở hữu khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại trị giá 40.769 tỷ đồng, tăng 11,7% so với đầu năm. Đây là lý do năm vừa rồi VNPT lãi 2.181 tỷ đồng từ tiền gửi, tăng 28% so với năm ngoái.
Tổng tài sản công ty tăng 1,5% lên 87.569 tỷ đồng. Đến cuối kỳ, VNPT có 18.710 tỷ đồng nợ phải trả, chủ yếu là các khoản trả người bán ngắn hạn, trả người lao động và quỹ khen thưởng, phúc lợi. Con số này chỉ bằng 1/4 giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, khoảng 68.859 tỷ đồng tính đến cuối năm.
Theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt, VNPT đặt mục tiêu công ty mẹ thu về 39.485 tỷ đồng, tăng 7,8% so với thực hiện năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế ước tính giảm 53,8% xuống 2.229 tỷ đồng.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao Vụ Công nghệ và Hạ tầng làm đầu mối, phối hợp các đơn vị và VNPT hoàn thiện dự thảo đề án cơ cấu lại trong tháng 3.
Vietnamobile tiếp tục mất hàng nghìn thuê bao
Tính riêng tháng 4, nhà mạng này thâm hụt hơn 7.500 thuê bao và vẫn duy trì tình trạng thuê bao rời đi chênh lệch đáng kể với xin đến.
Nhà phân phối ủy quyền Apple bốc hơi gần một nửa lợi nhuận
Dù doanh thu lũy kế 4 tháng chỉ giảm 7,4%, tình trạng lãi vay tăng cao khiến lợi nhuận trước thuế của Petrosetco giảm tới 46,6%.