Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh thu TMĐT của Việt Nam có thể sớm vượt Thái Lan, ngang Singapore

Doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam vào năm 2025 được dự báo đạt 39 tỷ USD, chỉ đứng sau Indonesia trong khu vực Đông Nam Á.

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), doanh thu kinh tế Internet của Việt Nam vào năm 2025 có thể đạt tới 57 tỷ USD, vượt qua hầu hết quốc gia trong khu vực như Thái Lan (56 tỷ USD), Philippines (40 tỷ USD), Malaysia (35 tỷ USD), Singapore (27 tỷ USD) và chỉ đứng sau Indonesia (146 tỷ USD).

Trong đó, doanh thu mảng thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam vào năm 2025 có thể lên tới 39 tỷ USD, ngang Singapore và đứng sau Indonesia (104 tỷ USD).

Hiện người Việt Nam dành trung bình 6 giờ 38 phút để truy cập Internet, thấp hơn mức chung của toàn cầu (6 giờ 58 phút) cũng như một số quốc gia trong khu vực, đơn cử như Philippines (10 giờ 27 phút), Malaysia (9 giờ 10 phút), Thái Lan (9 giờ 6 phút), Indonesia (8 giờ 36 phút) hay Singapore (7 giờ 29 phút).

Tương tự, tỷ lệ người dùng Internet mua sắm hàng tuần tại Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với những quốc gia kể trên. Song, với tốc độ gia tăng quy mô được dự báo trong thời gian tới, thị trường TMĐT còn nhiều dư địa để phát triển.

DOANH THU THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
Nguồn: Google, Temasek, Bain & Company
NhãnĐông Nam ÁIndonesiaViệt NamSingaporePhillipinesThái LanMalaysia
Năm 2021 tỷ USD 120531313122114
Năm 2022
2341043939263519

Năm 2021, Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam cũng như toàn thế giới. Tình trạng một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn tăng trưởng âm đã kéo mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước đó, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm. Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Dẫu vậy, TMĐT vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021. Tỷ trọng doanh thu bán lẻ TMĐT trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.

Bước sang năm 2022, doanh thu bán lẻ của lĩnh vực TMĐT được dự báo đạt 16,4 tỷ USD, tức tăng thêm 20% so với năm liền trước. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện.

Suốt 5 năm qua, số lượng ước tính người dùng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam liên tục được mở rộng. Từ 33,6 triệu người vào năm 2017, tương đương 35% dân số, lên 54,6 triệu người trong năm 2021, tương đương 55,4%. Dự kiến trong năm nay, số lượng người dùng mua sắm trực tuyến có thể tăng lên 57-60 triệu người, tương đương 57,5-60,5% dân số cả nước.

Đáng chú ý, giá trị mua sắm trực tuyến bình quân của người dân Việt Nam dự báo tăng lên 260-285 USD/người, cao hơn 40-53% so với hồi năm 2017.

Sàn TMĐT phải cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế hàng quý

Thông tin người bán sẽ được sàn TMĐT cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế định kỳ hàng quý, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng đầu tiên bắt đầu quý mới.

Cuộc chiến giao đồ ăn khốc liệt ở Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á đang trở thành nơi cạnh tranh thị phần của các ứng dụng giao đồ ăn. Tuy nhiên đây không phải mảng kinh doanh "dễ nhằn" ngay cả khi sở hữu tiềm năng lớn.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm