Jack Welch, nguyên tổng giám đốc (từ 1981 đến 2001) General Electric (GE), suốt hơn năm năm kể từ lúc nhậm chức, để giảm chi phí các cơ sở sản xuất và kinh doanh của GE, cho sa thải 112.000 nhân viên (trên tổng số 411.000 nhân viên của GE lúc bấy giờ), nhưng lại dành ngân sách 75 triệu USD để thành lập ba trung tâm: trung tâm thể thao, trung tâm đào tạo tay nghề và trung tâm nghỉ dưỡng-giải trí.
Nếu chức năng của trung tâm đào tạo tay nghề chứng minh được rõ ràng ngay sự cần thiết thì hai trung tâm còn lại biến thành chủ đề bị đả phá vì mang những nội dung có vẻ rất trái ngược khiến cho nguyên tắc “quản lý chi phí” của Welch trở nên khó hiểu.
Welch giải thích như sau: phải sa thải vì các nhân viên đó hoặc không đủ năng lực hoặc thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh đã lỗi thời không còn tạo ra giá trị gia tăng có tính cạnh tranh. Nhưng số nhân viên có khả năng còn lại phải được đối xử rất tử tế và được đào tạo thường xuyên. Xây dựng hai trung tâm thể thao và nghỉ dưỡng-giải trí làm nơi trọng đãi nhân viên đắc lực và khuyến khích việc nâng cao năng suất lao động của họ.
Jack Welch. Nguồn: Yahoo Finance. |
Theo Welch, đó là những hành xử kết hợp được tính chất “cứng” (cơ chế / hard) của đối sách ngắn hạn và “mềm” (nhân lực / soft) của chiến lược dài hạn. Tuy thế, trong suốt một khoảng thời gian dài Welch có biệt danh là “Neutron Jack” (Neutron là một loại vũ khí giết người mà không hủy hoại cơ sở vật chất) vì rất ít người chấp nhận lập luận và cách làm của Welch.
Trong suốt hơn 20 năm lãnh đạo GE, Welch đã thực hiện nhiều chính sách mà khi đưa ra vẫn thường bị chỉ trích hoặc gây tranh cãi vì nội dung có vẻ trái ngược nhau (đến độ Welch phải “tự nhận” là “I’m always nuts!” (“Tôi luôn luôn điên!”) để đỡ phải giải thích dài dòng trước những dư luận công kích).
Đến năm Welch nghỉ hưu, doanh số của GE so với năm Welch nhậm chức từ 25 tỉ USD tăng lên 111 tỉ USD, lợi nhuận từ 1,5 tỉ USD tăng lên 13,7 tỉ USD và giá trị cổ phiếu của GE được nhân lên hơn 40 lần. Welch được giới doanh nghiệp Mỹ (Financial Times, Pricewaterhousecoopers và Fortune) bầu là “lãnh đạo doanh nghiệp của thế kỷ”.
Còn vấn đề cơ bản hơn nữa: việc điều chỉnh “giá bán hợp lý” và “cắt giảm giá thành” (chưa nói đến thế nào là “giá bán hợp lý”?!) sẽ hoàn toàn vô ích nếu giá trị gia tăng doanh nghiệp tạo ra lại không được khách hàng công nhận là giá trị gia tăng hoặc là có giá trị gia tăng nhưng không đạt chất lượng theo mong muốn của khách hàng!
Nói rõ hơn: quy trình quản lý giá trị gia tăng nội sinh sẽ không đạt hiệu quả kinh doanh nếu mặt hàng doanh nghiệp chào mời không đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường và không được khách hàng lựa chọn!
Do đó doanh nghiệp cần có tầm nhìn rộng hơn về tính chất giá trị gia tăng để mở ra cho mình những hướng phát triển mới.
Bình luận