Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước tăng lực có từ bao giờ?

Giới trẻ rất ưa chuộng loại nước này, khởi đầu được bày bán tại các vũ trường với chiêu bài quảng cáo “Vượt thắng thâu đêm”.

Không để thời gian tàn phá cái mình có. Gần như mọi người đều sợ “bị chê” là già, là “tàn phai nhan sắc”! Nhuộm tóc nam rất “đắt hàng”! Thẩm mỹ viện “lột da mặt” hay “chăm sóc toàn thân” đầy khách. “Mất sức” là tác hại của thời gian, nước giải khát cũng phải thêm phần “tăng lực”! Không ít doanh nghiệp đã phát triển nhờ biết dựa vào nỗi “ám ảnh thời gian” ấy.

Tuy nhiên cần chú ý: sợ “thời gian tàn phá” vốn đã là ám ảnh của khách hàng thì hoạt động của doanh nghiệp chỉ được khách hàng chấp nhận là có giá trị gia tăng khi doanh nghiệp đưa đến cho khách hàng sự an tâm chứ không phải nhấn thêm vào nỗi sợ: nhuộm tóc đen không phải vì “sợ già” mà chỉ để được “trẻ thêm”! “Chăm sóc thẩm mỹ” không phải vì đã đến hồi “tàn tạ” mà chỉ để giữ gìn nhan sắc mình đang có (hoặc nghĩ là mình đang có)...

Nuoc tang luc anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: BBC.

“Nước tăng lực” (energy drink) đầu tiên xuất hiện ở châu Âu và Mỹ từ 1987, là Red Bull (do một doanh nghiệp Australia mua lại bản quyền sáng chế của Thái Lan) và sau đó là Flying Horse, Dynamite, Devil và Black Booster. Giới trẻ rất ưa chuộng loại nước này, khởi đầu được bày bán tại các vũ trường với chiêu bài quảng cáo “Vượt thắng thâu đêm”. Đến năm 1996, “energy drink” phổ biến rộng rãi nhờ thâm nhập vào giới vận động viên thể thao.

• Với trào lưu “chăm lo sức khỏe” (Health Conscious18) từ 1995 bắt đầu lan rộng ở châu Âu hiện tượng “Cosmetfoods” (ghép từ hai chữ cosmetics foods: thực phẩm có chức năng chăm sóc ngoại hình, còn có tên khác là “Functional Foods” hoặc “Nutraceutical Foods”) mà trước đấy đã xuất hiện vào cuối thập niên 80 ở Nhật với nhãn hiệu FOSHU (Food Of Specified Health Use).

Giá bán các loại “Cosmetfoods” này đắt hơn ít nhất từ 3 đến 5 lần thực phẩm bình thường nhưng lại được khách hàng ưa chuộng vì mang đến giá trị gia tăng về mặt tâm lý rất đáng kể.

Do hấp lực từ sự bùng nổ thị phần của loại “thực phẩm chăm sóc ngoại hình” này (tăng trung bình 15% mỗi năm ở các nước phát triển), hai tập đoàn Nestle và L’Oreal đã hợp tác để thành lập vào năm 2002 một công ty mang tên Lab Inneov nhằm mục đích tung ra các loại “Cosmetfoods” đặc biệt có chức năng “không để thời gian lưu dấu vết trên cơ thể”. (Trước đấy, L’Oreal đã nổi tiếng với dòng sản phẩm “Active Cosmetics” có chức năng không chỉ để trang điểm mà còn thêm khả năng “tích cực chống lại thời gian”).

• Whole Foods Market từ một cửa hàng nhỏ bán đồ chay (vegetarian) thành lập năm 1980 tại Austin (Texas, Mỹ) đã trở thành một hệ thống phân phối “thực phẩm sạch và an toàn” (kể cả “rượu sạch và an toàn”) lớn nhất hiện nay trên thế giới với 133 siêu thị ở Mỹ (doanh số năm 2001 là 2,3 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2000). Hệ thống siêu thị này đưa ra phương châm “đừng để thời gian của đời sống công nghiệp ảnh hưởng đến dạ dày và sức khoẻ của quý vị”.

Tôn Thất Nguyễn Thiêm/NXB Trẻ

Bình luận

SÁCH HAY