Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp thương mại điện tử ngoại vượt sàn nội

Trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử đa ngành có lượng truy cập website cao nhất ở quý II/2021 đã có sự thay đổi, với sự vượt lên của Lazada.

Theo báo cáo mới nhất của iPrice Group và SimilarWeb, Shopee vừa đánh dấu quý thứ 12 liên tiếp dẫn đầu về lượng truy cập website với 73 triệu lượt truy cập trong quý II/2021, tăng 9,2 triệu lượt so với quý trước đó.

Đáng chú ý, sau nhiều quý liên tiếp bị các đối thủ qua mặt, Lazada cũng vươn lên hạng 2. Lượng truy cập website trung bình tăng 14% so với 3 tháng đầu năm và nhận về 20,4 triệu lượt.

Trong khi đó, Tiki và Sendo giảm nhẹ lượng truy cập trung bình vào website, lần lượt còn 17,2 và 7,9 triệu lượt.

"Như vậy, trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) đa ngành tốp đầu ở quý II/2021 đã có sự thay đổi nhất định. Theo như xu hướng hiện tại, cuộc chơi lại dường như đang bị lấn át bởi các doanh nghiệp ngoại", đại diện iPrice Group đánh giá.

LƯỢNG TRUY CẬP WEBSITE CỦA CÁC SÀN TMĐT

NhãnQuý I/2020Quý II/2020Quý III/2020Quý IV/2020Quý I/2021Quý II/2021
Shopee VN Triệu lượt 43.252.562.768.663.773
Tiki
2421.122.622.31917.2
Lazada VN
19.818.520.220.81820.4
Sendo
17.614.61411.28.17.9

Nửa đầu năm nay ghi nhận tổng lượng truy cập vào top 50 website mua sắm trong bản đồ TMĐT Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với hơn 1,3 tỷ lượt.

Điều này tương đồng với dự báo của Facebook và Bain & Company về sự tăng trưởng của TMĐT Việt Nam. Tổng doanh số năm nay ước đạt 12 tỷ USD, đến năm 2026 có thể tăng 4,5 lần, đạt 56 tỷ USD và đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù vậy, iPrice cho rằng diễn biến phức tạp của dịch bệnh sẽ liên tục tạo ra nhiều thay đổi khác trong tương lai.

Trước mắt, bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc và xuyên suốt từ đầu đại dịch. Điều này lý giải phần nào nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bán sản phẩm thiết yếu online tăng mạnh trong những tháng giãn cách xã hội.

Cụ thể, tổng lượng tìm kiếm tăng 223% trong quý II/2021, trong đó tăng 11 lần trong tháng 7 so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi Chỉ thị 16 được áp dụng tại một số địa phương.

Số liệu của iPrice cũng chỉ ra sự quan tâm đến thực phẩm tươi sống, thịt cá, đồ uống, thực phẩm đóng gói và rau củ quả của người dân, khi mức tăng trưởng lần lượt là 99%, 51%, 30% và 11% so với quý I/2021.

Như vậy, đơn vị này nhìn nhận giãn cách xã hội là một cú hích làm bùng nổ nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bách hóa online, siêu thị online. "Trước nhu cầu này, dòng dịch chuyển lên online của các nhà bán lẻ mặt hàng thiết yếu có lẽ sẽ thêm phần gấp rút", đại diện iPrice dự báo.

Sàn thương mại điện tử ở TP.HCM giao cả trăm nghìn đơn hàng

Theo các sàn TMĐT, sau khi TP.HCM nới kiểm soát với lực lượng shipper, lượng đơn hàng được giao đã tăng trở lại, chủ yếu là hàng thiết yếu và văn phòng phẩm.

Ngành thuế sẽ nắm doanh thu người bán trên sàn TMĐT từ 2022

Dự kiến lộ trình triển khai kết nối cung cấp thông tin giữa Tổng cục Thuế và các sàn TMĐT tiến hành trong năm nay để có thể hoàn tất và đi vào vận hành từ năm 2022.

Việt Nam thống lĩnh top 10 sàn TMĐT Đông Nam Á

Có 5/10 sàn thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam góp mặt trong top 10 website có lượng truy cập trung bình cao nhất Đông Nam Á năm 2020, theo báo cáo của iPrice Group và SimilarWeb.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm