Cơ phó Anju Khatiwada. Ảnh: India Today. |
Kamal KC, cơ trưởng chuyến bay gặp nạn, cũng là người hướng dẫn của Anju, theo India Today. Để trở thành cơ trưởng, Anju phải cần ít nhất 100 giờ bay. Trước vụ tai nạn, Anju đã hạ cánh thành công ở hầu hết sân bay tại Nepal.
Ngày 15/1, một chiếc máy bay ATR 72 của hãng hàng không Yeti Airlines (Nepal) gặp nạn trong quá trình hạ cánh khi chở theo 72 người từ sân bay Kathmandu, Nepal tới sân bay Pokhara.
Nếu chiếc máy bay hạ cánh thành công, Anju sẽ có được bằng cơ trưởng, India Today cho biết.
Chồng của Anju đã qua đời trong một tai nạn máy bay tháng 6/2006. Điều trùng hợp là cả hai vợ chồng đều là cơ phó của Yeti Airlines. Khi đó, chiếc máy bay mang số hiệu 9N AEQ của hãng hàng không này đã gặp nạn, khiến 6 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn tử nạn.
Vụ tai nạn ngày 15/1 là thảm họa hàng không chết chóc nhất tại Nepal kể từ năm 1992, khi một chiếc Airbus A300 gặp nạn khi chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay thủ đô Kathmandu, khiến cả 167 người trên máy bay thiệt mạng.
Theo Kathmandu Post, cơ quan chức năng Nepal đã tìm được thi thể 68 nạn nhân tại hiện trường. Chuyến bay có 4 thành viên phi hành đoàn và 68 hành khách, bao gồm 3 trẻ em và 3 trẻ sơ sinh.
Xét theo quốc tịch, 53 hành khách là người Nepal, 5 người Ấn Độ, 4 người Nga, 2 người Hàn Quốc, một người mỗi quốc tịch Ireland, Australia, Argentina và Pháp.
Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn
Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.