Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Điện thoại xách tay lỗi NFC, không quét được chip CCCD

Xung đột phần mềm với chức năng NFC của máy xách tay khiến nhiều người dùng bị hỏng CCCD. Hãng xác nhận lỗi và tung bản vá để xử lý.

Hai chiếc CCCD của người dùng bị hỏng sau khi quét bằng máy xách tay. Ảnh: Vũ Duy Tân.

Chiều 12/7, trả lời Tri Thức - Znews, đại diện Vivo Việt Nam xác nhận tình trạng một số người dùng điện thoại xách tay của thương hiệu này gặp sự cố khi tương tác với CCCD gắn chip. Công ty cho biết đây là lỗi phần mềm và đã được khắc phục bằng bản cập nhật hệ điều hành.

Xung đột phần mềm NFC

Trước đó trong cộng đồng người dùng điện thoại Vivo, nhiều khách hàng phản ánh tình trạng bị hỏng con chip trên CCCD sau khi quét bằng điện thoại của nhà sản xuất nói trên. Vấn đề chủ yếu xuất hiện trên các máy flagship xách tay, nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, không chính hãng.

Ông Vũ Duy Tân, người dùng ngụ tại TP.HCM chia sẻ bản thân bị hỏng CCCD hai lần sau khi sử dụng với model Vivo X100S Pro.

vivo lam hong cccd anh 1

Vivo tung bản cập nhật sửa lỗi xác thực thẻ CCCD.

Phía Vivo Việt Nam cho biết đã xác minh vụ việc với khách hàng, trao đổi với các thị trường lân cận và bộ phận phát triển sản phẩm để tìm hướng giải quyết. Theo đó, hãng xác nhận nguyên nhân phát sinh từ xung đột phần mềm quản lý NFC. Đồng thời, chỉ khách hàng tại Việt Nam gặp vấn đề, không xảy ra ở thị trường khác.

Tối 11/7, Vivo đã tung ra bản cập nhật phần mềm cho các sản phẩm gặp sự cố. Ông Vũ Duy Tân cho biết sau khi nâng cấp, việc quét CCCD diễn ra bình thường, không có lỗi.

“Chúng tôi xin lỗi vì những bất tiện phát sinh vì vấn đề trong thời gian qua. Người dùng của hãng, bao gồm cả thiết bị xách tay có thể liên hệ trung tâm chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ”, Vivo Việt Nam phản hồi.

Nhiều mẫu điện thoại xách tay gặp lỗi

Nhiều năm qua, điện thoại xách tay Trung Quốc được ưa chuộng bởi giá rẻ hơn phiên bản chính hãng. Tuy nhiên, sản phẩm bị hạn chế ở phần mềm nội địa, cần can thiệp để hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, khách hàng cũng không được hỗ trợ, bảo hành khi bị hỏng hóc.

Ngoài thiết bị Vivo, một số khách hàng đang sử dụng điện thoại Xiaomi nội địa Trung Quốc cũng phản ánh việc không quét được CCCD, hỏng chip trên CCCD sau khi quét.

vivo lam hong cccd anh 2

Điện thoại nội địa Trung Quốc có thể dùng NFC thay thẻ từ. Ảnh: Xuân Sang.

Mặt khác, phần mềm quản lý liên quan đến cách NFC của điện thoại hoạt động. Các máy Vivo, Xiaomi, Huawei xách tay có thể sử dụng giao thức tầm gần để giả lập thẻ giữ xe, thang máy. Điện thoại chính hãng không làm được việc này.

Trả lời Tri Thức - Znews, chuyên gia của Phygital Labs, đơn vị nghiên cứu chuyên sâu giải pháp liên quan đến NFC, cho biết tỉ lệ chip bị hỏng hóc khi tương tác với điện thoại rất thấp. “Nguyên nhân có thể đến từ chập, đoản mạch ở điện thoại, xung điện từ được điều chỉnh ở mức cao hoặc điện thoại không tuân thủ chuẩn chung kết nối”, đại diện của Phygital Labs chia sẻ.

Theo đơn vị này, cấu tạo của chip NFC gồm một anten chứa cuộn từ trường. Khi nằm trong vùng sóng, sẽ tạo dòng điện nhỏ cung cấp năng lượng cho chip NFC. Tương tác này giúp nó hoạt động mà không cần pin dự trữ. Tuy nhiên nếu từ trường tạo ra quá lớn hoặc dòng điện tăng đột ngột, có thể dẫn đến làm hỏng chip.

Trong trường hợp của điện thoại Vivo, hãng vẫn đang điều tra lý do một số khách hàng bị hỏng chip trên CCCD. Các máy gặp vấn đề là điện thoại xách tay, chạy phần mềm tinh chỉnh từ bản gốc Trung Quốc hoặc chuyển từ máy chính hãng sang. Nhiều người dùng nghi ngờ vấn đề có thể xuất phát từ khác biệt tiêu chuẩn, dẫn đến không tương thích.

Sau khi gặp vấn đề, người dùng phải tốn thời gian, chi phí làm lại CCCD, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.

vivo lam hong cccd anh 3
Người dùng cần xác thực bằng CCCD để giao dịch ngân hàng trực tuyến. Ảnh: Xuân Sang.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7, các giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế hơn 20 triệu đồng mỗi ngày cần được xác thực sinh trắc học trùng với thông tin của khách hàng được lưu tại cơ sở dữ liệu căn cước công dân (CCCD) do Bộ Công an cung cấp. Để thực hiện được thao tác này, người dùng cần đồng bộ dữ liệu ở giấy tờ tùy thân với hình ảnh cung cấp cho phía ngân hàng.

Việc này cần được thao tác thông qua kết nối tầm gần NFC trên smartphone. Giao thức này có mặt đã lâu, nhưng chưa được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Do đó, nhiều người gặp vấn đề khi kết nối app ngân hàng với căn cước công dân gắn chip.

Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI

Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.

Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.

Tựa game ‘khó nhằn’ với con chip mạnh nhất của Apple

Với mức độ chi tiết cao, Assassin’s Creed Mirage là thử thách với những con chip M và A17 Pro của Apple, trừ M4 trên iPad Pro mới nhất.

Ai nghĩ ra tính năng 'Tìm iPhone'

Trên thực tế, ý tưởng tính năng Find My bắt nguồn từ một thực tập sinh. “Nhưng không ai từng nghĩ tới điều đó, cho đến khi chúng tôi làm được”, Phó chủ tịch cấp cao Apple nói.

Thị trường bước vào mùa bán laptop cho sinh viên

Back to School (mùa tựu trường) đang trở thành giai đoạn bán hàng chính cho sản phẩm laptop tại Việt Nam. Hãng, nhà bán lẻ thúc đẩy khuyến mãi nhằm thu hút thêm khách hàng.

Xuân Sang

Bạn có thể quan tâm