Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất phương án trục vớt phương tiện trong vụ sập cầu Phong Châu

Sở GTVT tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản đề nghị xem xét, chấp thuận phương án cứu hộ, cứu nạn, trục vớt các phương tiện và phần cầu Phong Châu bị lũ cuốn trôi.

Phương án cứu hộ này dựa trên cơ sở đề nghị của Công ty TNHH Hữu Nghị khi đã dùng thợ lặn kiểm tra, đánh giá tại thực địa và tình hình thực tế, vị trí tài sản chìm đắm cũng như dự kiến công tác trục vớt.

Sap cau Phong Chau anh 1

Hiện trường vụ sập cầu Phong Châu.

Theo đó, Sở GTVT đề xuất:

Đối với các phương tiện chìm đắm nằm ngoài nhịp giàn thép của cầu, có thể trục vớt được ngay, Công ty TNHH Hữu Nghị sử dụng tàu trục vớt phương tiện chìm đắm và đưa về gần bờ, sau đó dùng cần cẩu 150 tấn trên bờ nâng, nhấc, đặt phương tiện chìm đắm vào khu vực bãi tập kết tại bãi than cũ do UBND huyện Tam Nông, UBND xã Vạn Xuân quản lý.

Đối với các phương tiện chìm đắm nằm trong nhịp giàn thép của cầu, không thể trục với ngay được, Công ty TNHH Hữu Nghị sử dụng cần cẩu chuyên dùng 400 tấn đặt trên bờ và hai tàu có lắp trục vớt cùng các phương tiện, thiết bị cần thiết để nâng nhấc giàn thép lên khỏi mặt nước.

Sau đó tiến hành cắt từng nhịp giàn thép rồi dùng tàu lai dắt, chở từng nhịp giàn thép vào bờ và sử dụng cần cẩu chuyên dùng 150 tấn trên bờ nâng, nhấc, đặt vào khu vực bãi tập kết.

Cắt các nhịp giàn thép cho tới khi có thể đưa phương tiện chìm đắm ra được thì tiến hành đưa phương tiện chìm đắm vào bờ rồi tiếp tục tiến hành cắt, tháo dỡ các nhịp giàn thép còn lại. Đối với nhịp giàn thép, phương tiện bị bồi lấp sâu dưới lớp cát, phù sa.

Công ty TNHH Hữu Nghị ngoài sử dụng các phương tiện thiết bị cần thiết trên còn phải sử dụng thêm vòi xối, hút để loại bỏ lớp cát, phù sa bồi lấp phương tiện và nhịp giàn thép.

Đối với bê tông mặt cầu, trụ cầu, cọc, bệ mố chìm dưới nước, Công ty TNHH Hữu Nghị sử dụng cần cẩu chuyên dùng 400 tấn đặt trên bờ và 2 tàu có lắp trục vớt để nâng nhấc lên mặt nước, phần bê tông nhô lên đến đâu, đơn vị thi công sử dụng máy xúc Komasu 450 lắp đầu đục bê tông đặt trên tàu tiến hành phá dỡ đến đó.

Riêng đối với phần trụ cầu T7 bị đổ không thể phá dỡ, lai dắt và chưa tính toán để giải quyết, xử lý theo phương án này, Công ty TNHH Hữu Nghị sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền thả phao, báo hiệu cảnh báo bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, chờ khi nước xuống để tiến hành phá dỡ, thanh thải (nếu cần thiết).

Thời gian dự kiến thực hiện đối với các công việc kể trên là 60 ngày, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án và hiện trường sự cố được cơ quan có thẩm quyền cho phép giao cơ quan, đơn vị chức năng chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giải quyết sự cố công trình xây dựng, giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng trước khi phá dỡ, thu dọn và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tháo dỡ phần cầu Phong Châu bị cuốn trôi.

Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 3, nước lũ trên sông Hồng lên cao, 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu tại Km18+200 QL.32C (kết nối 2 huyện Tam Nông, Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ) bị cuốn trôi 2 nhịp 6, 7.

Cận cảnh dòng nước chảy xiết dưới chân cầu Phong Châu Nước sông Hồng đang chảy rất xiết, cuốn trôi nhiều bụi chuối, gỗ, rác từ thượng nguồn đổ về qua khu vực cầu Phong Châu gây khó khăn trong công tác cứu nạn.

Tìm thấy thi thể 2 vợ chồng ở Thanh Thủy trong vụ sập cầu Phong Châu

Đến nay, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể ông Lương Xuân T. cùng vợ là bà Nguyễn Thị H. (trú huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) sau một tuần xảy ra vụ sập cầu Phong Châu.

Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ hai vụ sập cầu Phong Châu

Lực lượng chức năng và người dân đã tìm thấy thi thể một nam giới là nạn nhân thứ hai vụ sập cầu Phong Châu tại hạ lưu sông Hồng chảy qua khu 10 xã Bản Nguyên (huyện Lâm Thao).

Tìm thấy xe đầu kéo rơi cầu Phong Châu, không thấy tài xế trong cabin

Lực lượng chức năng đã tiếp cận chiếc xe đầu kéo trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), nhưng không thấy nạn nhân trong xe.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://vietnamnet.vn/dien-bien-moi-vu-sap-cau-phong-chau-de-xuat-phuong-an-truc-vot-phuong-tien-2323506.html

N. Huyền/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm