Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất cơ chế đặc thù giữ chân nhà đầu tư cảng Cần Giờ

UBND TP.HCM đề xuất cơ chế đặc thù nhằm giữ chân nhà đầu tư chiến lược cho dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, với mức đầu tư khoảng 4,8 tỷ USD.

UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP.HCM, đề nghị xem xét, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về việc triển khai dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Theo đó, UBND TP.HCM đề xuất tiếp tục triển khai dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo đúng quy định pháp luật. TP.HCM sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục đầu tư theo quy định.

Đáng chú ý, TP.HCM kiến nghị Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo, định hướng về cơ chế đặc thù để hỗ trợ thu hút và giữ chân nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn MSC, trong khuôn khổ Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội và pháp luật hiện hành. Đồng thời, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn này triển khai dự án nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.

Cụ thể, cơ chế đặc thù được UBND TP.HCM đề xuất là ưu đãi về hạ tầng kết nối giao thông, logistics và kho bãi; hỗ trợ thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư; ưu đãi để thu hút doanh nghiệp phụ trợ logistics.

Ngoài ra, UBND TP.HCM sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát, cập nhật đồng bộ các quy hoạch có liên quan như quy hoạch không gian biển, quy hoạch sử dụng đất, giao thông, môi trường... nhằm làm cơ sở pháp lý giao đất, mặt nước và cấp phép đầu tư cho dự án.

Chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tại cù lao Gò Con Chó, huyện Cần Giờ, TP.HCM quy mô khoảng 571 ha. Dự án này đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 148 ban hành ngày 16/1.

Theo hồ sơ thực hiện dự án do liên danh Công ty CP Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A (công ty thành viên của hãng tàu lớn nhất thế giới MSC) đề xuất, dự án có tổng mức đầu tư hơn 113.500 tỷ đồng, tương đương 4,8 tỷ USD. Thời gian thực hiện là 22 năm, phân kỳ thành 7 giai đoạn.

Cảng được thiết kế để tiếp nhận những tàu container siêu lớn, lên tới 250.000 tấn (khoảng 24.000 TEU). Theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hướng khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đến 2030 sẽ hoàn tất 2-4 bến cảng, đáp ứng nhu cầu hàng hóa 28,8-57,6 triệu tấn (2,4-4,8 triệu TEUs).

UBND TP.HCM xác định việc xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế biển quốc gia. Dự án này giữ vai trò chiến lược trong việc khẳng định TP.HCM là trung tâm kinh tế biển, logistics và giao thương quốc tế của khu vực phía Nam.

TP.HCM chốt ngày khởi công 'siêu cảng' Cần Giờ

Chủ tịch UBND Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM đang khẩn trương phối hợp với các bên liên quan để lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời đặt mục tiêu ngày 2/9 sẽ khởi công giai đoạn 1 của dự án.

Dự án 'siêu cảng' Cần Giờ khó giải ngân 4,8 tỷ USD trong 5 năm

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM mới đây đã có báo cáo về việc dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khó giải ngân tổng vốn 4,8 tỷ USD trong 5 năm, qua đó đề xuất kéo dài đến 10 năm. 

Từ trung tâm TP.HCM đi Cần Giờ thế nào?

Cần Giờ hiện kết nối với trung tâm TP.HCM bằng cung đường duy nhất đi qua phà Bình Khánh và đường Rừng Sác. Do đó, dự án cầu Cần Giờ và tuyến metro 250 km/h đang được đặt nhiều kỳ vọng.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Thảo Liên

Bạn có thể quan tâm