Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề phòng Trung Quốc, Nhật Bản nâng cấp tên lửa cho tiêm kích F-2

Ngày 19/7, chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch trang bị cho tiêm kích F-2 tên lửa không đối hạm thế hệ mới nhằm đề cao cảnh giác trước Hải quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Theo Yomiuri Shimbun, Tokyo sẽ đề đạt ngân sách và phân bổ hàng trăm triệu yên trong năm tài chính 2018 nhằm sản xuất tên lửa không đối hạm thế hệ mới. 

Đây là tên lửa không đối hạm siêu thanh đầu tiên do Nhật Bản sản xuất. Loại tên lửa này rất khó bị đánh chặn. Đồng thời, nó có khả năng bay ở gần mặt nước với độ cao thấp nhằm tránh bị radar phát hiện.

Nhat Ban nang cap ten lua cho may bay anh 1
Máy bay tiêm kích F-2 của Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho biết tên lửa này có khả năng di chuyển tương đương tên lửa Mach 3, nhanh hơn 3 lần Shiki 93, loại tên lửa không đối hạm được Nhật Bản sử dụng từ năm 1993.

Hiện tại, tên lửa thế hệ mới đang trong quá trình phát triển và sẽ được sản xuất trong tương lai gần.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ thử nghiệm tên lửa mới và trang bị cho các máy bay tiêm kích F-2 nhằm đối trọng với Hải quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông, trong bối cảnh mâu thuẫn về chủ quyền của quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

F-2 là tiêm kích chiến đấu đa năng một động cơ, là thành quả "kết tinh mọi tinh hoa và nền công nghiệp Nhật Bản". Tập đoàn Mitsubishi và tập đoàn chế tạo vũ khí hàng đầu của Mỹ, Lockheed Martin, là hai công ty tham gia quá trình sản xuất phi cơ này.

F-2 được tích hợp nhiều thiết bị điện tử hiện đại như radar mạng pha điện tử quét chủ động J/APG-1, hệ thống đối phó điện tử, hệ thống liên lạc…

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản Tàu Izumo được chế tạo cho nhiệm vụ chống ngầm, chở quân, tìm kiếm cứu nạn và một số hoạt động khác. Nhật Bản không hoạt động tàu sân bay tấn công kể từ sau Thế chiến 2.

Thách thức của đàm phán xuyên biên giới 2 miền Triều Tiên

Ông Moon Jae In đang tìm cách thực hiện cam kết đối thoại với Triều Tiên để giải tỏa căng thẳng trên bán đảo trước thái độ dò xét, ngờ vực của đồng minh và các nước láng giềng.

Nhật Bản không ủng hộ Hàn Quốc đối thoại với Triều Tiên

Nhật Bản cho rằng ưu tiên giờ đây là tăng cường sức ép với Triều Tiên thông qua các biện pháp trừng phạt, không phải là lúc đối thoại như Hàn Quốc đề nghị.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm