Ngày 8/6, nhà chức trách cho biết đàn voi rừng châu Á nghỉ chân tại bìa rừng ngoài ngôi làng tại thị trấn Tịch Dương, quận Tấn Ninh, tỉnh Vân Nam, cách thành phố Côn Minh khoảng 90 km về phía tây nam. Đàn voi có dấu hiệu đang đi về hướng tây nam, ngược lại đường chúng đến. |
Voi con nằm lọt giữa các con voi trưởng thành. Chúng tạm nghỉ sau chuyến đi dài 500 km, kéo dài 15 tháng qua tỉnh Vân Nam. |
Đàn voi tại quận Tấn Ninh, nằm ở tây nam tỉnh Vân Nam vào ngày 6/6. Trong số 15 con, 1 voi đực đã tách khỏi đàn. |
Ngày 7/6, hơn 410 nhân viên ứng phó khẩn cấp, 374 phương tiện, và 14 chiếc drone đã được huy động nhằm dụ đàn voi rời xa khu vực dân cư và sơ tán người dân trên đường, theo Guardian. Lực lượng cứu hộ còn mang theo hơn 2 tấn thức ăn cho voi. |
“Những biện pháp kiểm soát giao thông tạm thời sẽ được áp dụng tại một số đoạn đường để giữ cho đàn voi bình tĩnh và tạo điều kiện cho chúng di chuyển về hướng tây nam. Trong ảnh, nhà chức trách dùng xe tải để nắn đường đi của voi. |
Đàn voi ăn thức ăn do người địa phương chuẩn bị ở thị trấn Tịch Dương, quận Tấn Ninh, tỉnh Vân Nam vào ngày 3/6. |
Các chuyên gia động vật hoang dã đang tìm hiểu nguyên nhân khiến những con vật này lang thang xa nhà đến vậy. Từ ngày 16/4, 17 con voi rời khu Bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xishuangbanna (Vân Nam) và đi về hướng bắc. Hai con trong đàn sau đó quay về. |
Hành trình của đàn voi không được nhiều người chú ý cho tới ngày 24/5, khi chúng tiến vào huyện Nga Sơn (Vân Nam) và làm náo loạn cả huyện đông dân này. Đàn voi vào nhà dân, ăn ngô và các loại hoa màu. Một con voi con thậm chí còn bị say sau khi vào xưởng rượu. |
Đàn voi rừng đi ngang qua huyện Nga Sơn, tỉnh Vân Nam vào ngày 28/5. Tối hôm trước, chúng dạo phố trong 6 tiếng, khiến nhà chức trách phải sơ tán người dân và phương tiện. |
Voi châu Á là loài động vật được bảo hộ ở mức A - mức cao nhất tại Trung Quốc - và tập trung chủ yếu tại tỉnh Vân Nam. Nhờ nỗ lực bảo hộ được tăng cường, quần thể voi rừng trong tỉnh này đã tăng từ 193 con trong những năm 1980 lên đến 300 con. |