Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đàm phán trần nợ Mỹ chưa có tín hiệu tiến triển

Vòng đàm phán trần nợ công hôm 23/5 kết thúc tại Washington D.C. mà không có dấu hiệu tiến triển, trong lúc Mỹ đang tiến gần tới hạn chót nâng giới hạn vay lên 31,4 nghìn tỷ USD.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy và Tổng thống Joe Biden tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng sau cuộc đàm phán nợ công ngày 22/5. Ảnh: Reuters.

Các đại diện của Tổng thống Joe Biden và thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ vẫn bất đồng về những vấn đề chính khi tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng trần nợ công. Hai bên không đạt được thỏa thuận nào sau 2 giờ thảo luận, theo Reuters.

Hai đảng vẫn chia rẽ sâu sắc về cách kiềm chế thâm hụt liên bang. Đảng Dân chủ lập luận rằng người giàu và doanh nghiệp Mỹ nên bị đánh thuế nhiều hơn, trong khi đảng Cộng hòa muốn cắt giảm chi tiêu.

“Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận rất tốt”, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói với các phóng viên.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo chính phủ sẽ không còn khả năng chi trả sau ngày 1/6. Nếu không nâng được trần nợ công, nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hạ viện Mỹ Patrick McHenry cho biết hai bên vẫn bất đồng về chi tiêu và không rõ khi nào các cuộc đàm phán sẽ được nối lại.

“Cả hai bên phải hiểu rằng họ sẽ không có được mọi thứ họ muốn. Chúng tôi đang cố gắng đạt được thỏa thuận hợp lý có thể làm hài lòng cả lưỡng đảng và hai viện”, Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói.

Cuộc đàm phán thất bại khiến chứng khoán Mỹ ngày 23/5 giảm mạnh và ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu.

Tổng thống Biden và đảng Dân chủ muốn cắt giảm thâm hụt bằng cách tăng thuế đối với người giàu và bịt các lỗ hổng thuế đối với ngành dầu mỏ và dược phẩm. Tuy nhiên, ông McCarthy khẳng định ông không chấp thuận tăng thuế.

Bất kỳ thỏa thuận nào để nâng trần nợ công vẫn mất khoảng một tuần để Hạ viện và Thượng viện Mỹ phê duyệt trước khi Tổng thống Biden ký thành luật.

Bất chấp tình trạng bế tắc, hai bên đã tìm được một số quan điểm chung, bao gồm cải cách giấy phép cho các dự án năng lượng.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

Kinh tế thế giới ra sao nếu Mỹ vỡ nợ

Nếu cuộc khủng hoảng nợ công tại Washington khiến nước Mỹ rơi vào suy thoái, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải hứng chịu nhiều tác động.

Liệu ông Biden có dùng Tu chính án thứ 14 để ngăn Mỹ vỡ nợ?

Trên lý thuyết, ông Biden có thể tự tay giải quyết vấn đề nợ công của nước Mỹ nhờ một điều khoản trong hiến pháp. Tuy nhiên, khả năng thành công là điều không hề rõ ràng.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm