Người dân trên khắp thế giới sẽ tiễn năm 2019 và chào đón thập kỷ mới khởi đầu bằng năm 2020 với những truyền thống thú vị và đôi khi kỳ lạ với chúng ta.
|
Tại Thái Lan, nhiều người có thể đón năm mới với phong tục nằm trong quan tài. Họ tổ chức đám ma giả cùng người thân và bạn bè, với niềm tin rằng sinh-tử chỉ là hai mặt của cùng một đồng xu và khi bước khỏi quan tài họ sẽ mang theo những điềm lành mới, theo South China Morning Post. Ảnh: AFP. |
|
Với niềm tin rằng một năm cũ “qua đời” để năm mới được “chào đời”, nhiều người tại Thái Lan sẽ đến chùa Takein ở thủ đô Bangkok để nằm trong quan tài. Bạn bè, người thân nằm trong những cỗ áo quan đặt cạnh nhau, mang theo nhang và hoa, đắp dải lụa màu hồng và nhờ các nhà sư làm phép. Nghi lễ này nhằm xóa bỏ vận rủi của năm cũ và mang đến cho họ một khởi đầu mới với hy vọng mọi việc sẽ suôn sẻ hơn. Ảnh: Reuters. |
|
Người Mỹ sẽ đón năm mới với không khí lễ hội sinh động và rộn ràng hơn. Nổi tiếng nhất là màn bắn pháo hoa, đếm ngược và thả quả cầu năm mới ở Quảng trường Thời đại. Quả cầu ban đầu được thiết kế đại diện cho hình tượng quả táo, hợp với biệt danh “Quả táo lớn” của thành phố New York. Ảnh: AP. |
|
Ở Italy, ẩm thực và tình yêu là chủ đề chính của những phong tục đón chào năm mới. Mọi người sẽ bôi rượu sau hai tai và cổ tay cầu phước lành. Sau đêm giao thừa, những món ăn mang lại may mắn như cotechino và lenticchie (đậu lăng và xúc xích thịt lợn” được dọn lên bàn tiệc. Đậu càng nhiều thì tiền tài càng nhiều. Ảnh: Shutterstock. |
|
Trong khi đó, nhiều gia đình cũng nhân dịp đón năm mới để vứt bỏ những đồ cũ trong nhà như bỏ đi vận rủi. Bạn có thể nhìn thấy từ ly tách, quần áo, chai lọ đến cả tủ lạnh hay sofa cũ chất đống trên đường phố trong đêm giao thừa. Những người thích cảm xúc cuồng nhiệt và phiêu lưu sẽ mặc đồ lót trong màu đỏ, sắc màu của may mắn. Người Ý vẫn có tục ngữ: “Nếu bạn yêu vào đêm trước năm mới, bạn sẽ yêu suốt cả năm”. Ảnh: Pinterest. |
|
Rio de Janeiro, Brazil, đêm cuối năm thường ngập trong không khí hội hè miên man. Trên những bãi biển, nhiều người tham gia tiệc tùng sẽ chọn màu đồ bơi hợp theo điều mình mong ước cho năm mới. Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu, trong khi màu vàng để cầu mong tiền tài còn màu xanh lá đại diện cho may mắn. Ảnh: Reuters. |
|
Người dân thành phố thường đến bãi Copacabana, nhảy xuống biển, mang theo lễ vật đặt trên những mảnh gỗ nhỏ. Họ dâng đồ ăn và hoa cho nữ thần biển cả Yemanja với hy vọng may mắn và thịnh vượng trong năm mới. Họ quỳ bên bãi biển dưới chân tượng nữ thần Yemanja để cầu nguyện. Ảnh: Reuters. |
|
Đập vỡ đồ cũ cũng là một cách để người Đan Mạch rũ bỏ vận rủi của năm cũ và cầu mong năm mới suôn sẻ hơn. Nhiều người vẫn giữ phong tục đập đĩa vào đúng dịp giao thừa. Thay vì họp mặt trong yên bình đón năm mới, người Đan Mạch sẽ mang đồ dùng trên bàn ăn đến đập vào cửa nhà của bạn bè, người thân và hàng xóm. Ảnh: Pinterest. |
|
Nhà nào có nhiều mảnh vỡ chén đĩa trước cửa chứng tỏ chủ nhà có nhiều bạn bè và được nhiều người yêu quý. Nhiều gia đình không dọn dẹp các mảnh vỡ chén đĩa trong vài ngày đầu năm mới để chứng tỏ mình được nhiều người quan tâm. Cửa trước được dọn sạch sẽ, không một mảnh ly đĩa vỡ có thể bị xem là vận xui. Ảnh: Stig Nygaard. |
|
Trong khi đó, dịp đón năm mới ở Nga lại mang không khí tương tự lễ Giáng sinh. Vào ngày 31/12 mỗi năm, Ông già Băng (Ded Moroz), mang áo choàng đỏ hoặc xanh với chòm râu dài trắng như ông già Noel, và con gái Thiếu nữ Tuyết (Snegurochka), mang áo khoác lông thú màu bạc, sẽ đến thăm nhà những đứa trẻ ngoan cùng với quà tặng. Ảnh: Reuters. |
|
Lễ hội diễu hành của các Thiếu nữ Tuyết được tổ chức ở nhiều thị trấn trên khắp nước Nga. Người dân sẽ viết điều ước năm mới vào giấu trắng rồi đốt đi. Tro được bỏ vào ly sâm panh, uống mừng năm mới ngay trước hoặc ngay lúc giao thừa để cầu nguyện điều ước thành sự thật. Ảnh: Reuters. |
Những kiểu đón năm mới kỳ lạ
Mỹ
Thái Lan
năm mới
Nga
Italy
Thái Lan
đám ma giả
năm mới 2020
giao thừa