Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại sứ quán Nga tại Mỹ nói bị ngăn thăm mộ Hồng quân ở Alaska

Một nhóm nhà ngoại giao Nga đã bị ngăn cản đến thăm mộ những người lính Liên Xô hy sinh trong Thế chiến II đặt tại Alaska (Mỹ), TASS dẫn lời Đại sứ quán Nga ở Washington D.C.

Các nhà ngoại giao Nga cùng kiều bào đặt hoa cẩm chướng đỏ trước đài tưởng niệm tại thành phố Anchorage. Ảnh: TASS.

Đại sứ quán Nga tại Washington, D.C. cho biết một nhóm nhà ngoại giao Nga đã đến thăm Anchorage, thành phố lớn nhất Alaska. Tuy nhiên, nhóm không được chính quyền địa phương cho phép đến viếng mộ những người lính Hồng quân, hãng thông tấn TASS đưa tin ngày 11/12.

“Thật không may, chính quyền địa phương của Mỹ, không một lời giải thích, đã không cho phép các nhà ngoại giao của đại sứ quán đến thăm Nghĩa trang Quốc gia Fort Richardson nhằm bày tỏ sự biết ơn trước mộ các phi công và thủy thủ Liên Xô hy sinh tại Alaska vào năm 1942-1945”, nhà ngoại giao Nga Nadezhda Shumova cho biết hôm 10/12, theo TASS.

Buổi viếng thăm được lên kế hoạch tổ chức vào ngày 10/12. Đây là một phần trong chuyến công tác ngắn hạn của các nhà ngoại giao thuộc đại sứ quán Nga tại Mỹ. Đoàn ngoại giao Nga đã đặt hoa tại đài tưởng niệm nằm ở trung tâm thành phố Anchorage.

Theo thông tin trên trang web chính thức, Nghĩa trang Quốc gia Fort Richardson thuộc điều hành của quân đội Mỹ và cần giấy phép để vào thăm. Trong quá khứ, các nhà ngoại giao Nga từng được cấp giấy phép đến thăm nghĩa trang.

Có 9 phi công và hai quân nhân Liên Xô được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Fort Richardson. Những người lính này hy sinh khi lái máy bay từ Mỹ đến Liên Xô trong khuôn khổ chương trình Thuê - Vay (Lend-Lease) hồi Thế chiến II.

Chương trình Thuê - Vay được Mỹ triển khai trước khi chính thức tham gia Thế chiến II nhằm cung cấp các khoản viện trợ như khí tài, lương thực và dầu mỏ cho các nước thuộc phe Đồng minh.

Cạnh tranh Nga - Mỹ về vấn đề Ukraine

Trong cuốn sách “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”, tiến sĩ Phan Thị Thu Dung nhận định đặt trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Nga - Mỹ từ năm 2013 đến nay thì Ukraine là điển hình cho cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu về quân sự trên nhiều chiến tuyến, từ an ninh, chính trị, kinh tế đến truyền thông, năng lượng.

Điện Kremlin: Chưa phải lúc khôi phục hiệp ước hạt nhân với Mỹ

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga vẫn chưa tính đến chuyện thảo luận về việc khôi phục Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) giữa Nga và Mỹ.

Đằng sau vụ trao đổi tù nhân Nga - Mỹ

Vụ trao đổi tù nhân giúp trả lại tự do cho vận động viên bóng rổ Brittney Griner kéo dài suốt nhiều tháng, do những tính toán về lợi ích chiến lược giữa cả Mỹ và Nga.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm