Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đà Nẵng cùng nhiều địa phương miền Trung ngập sâu

Cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ chiều 14/10 khiến các khu dân cư ở Đà Nẵng và Quảng Nam bị ngập sâu. Người dân đi lại trên nhiều tuyến đường gặp khó khăn.

Theo ghi nhận, chiều 14/10, tại các tỉnh miền Trung mưa to khiến nhiều tuyến đường bị ngập cục bộ. Tại Thừa Thiên - Huế trời mưa to, trong khi đó các hồ thủy điện trên địa bàn cũng đang tiếp tục vận hành điều tiết.

Do mưa cường suất lớn các tuyến đường trên địa bàn bị ngập úng cục bộ nhiều đoạn với mức ngập 0,1-0,2 m đã ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.


Nhiều đô thị bị ngập

Theo ghi nhận của Zing, nhiều khu vực ở TP Huế bị ngập sâu như phường An Đông ngập bình quân 0,2-0,3 m; quốc lộ 49, tuyến đường nối tỉnh lộ 2 đến cầu Thảo Long ngập sâu trung bình 0,3 m với tổng chiều dài hơn 5 km.

Tại Hương Vinh, khu đô thị An Cựu City bị ngập từ 0,2-0,4 m. Tại khu vực Đập Đá nối đường Lê Lợi với đường Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) bị ngập sâu 50 cm.

Để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã lập rào chắn không cho các phương tiện qua lại. Nhiều tuyến đường ở TP Huế cũng bị ngập úng do nước thoát không kịp.

Tỉnh lộ 19 từ thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) đi TP Huế cũng đã bị ngập sâu gây chia cắt giao thông. Nhiều tuyến đường vào các khu dân cư ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền... cũng đã bị nước lũ bủa vây.

Bao so 5 anh 1

Một ngôi nhà ở Đà Nẵng bị nước tràn vào. Ảnh: N. Vũ.

Đối với phương án di dời dân ứng phó với lũ, trên địa bàn toàn tỉnh có tổng cộng 11.708 hộ với 37.085 khẩu cần phải di dời ra khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

Ghi nhận tại Đà Nẵng, các tuyến đường Bạch Đằng, Hùng Vương, Lê Duẫn... nhiều nơi ngập sâu 0,5 m. Lúc 17h cùng ngày, người dân đi làm về gặp nhiều khó khăn, phương tiện bị tắt máy.

Chị Hà (ngụ quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) cho biết cơ quan ở đường Bạch Đằng. Lúc tan tầm, mưa lớn khiến đường Bạch Đằng bị ngập nên chị Hà không điều khiển xe máy về nhà. "Tôi phải đi taxi để về. Dọc đường, mưa rất lớn khiến xe cộ đi lại gặp nhiều khó khăn", chị Hà cho hay.

Tại đường Hùng Vương, nhiều người phải dắt bộ xe máy vì một số chỗ bị ngập nước khiến phương tiện tắt máy. Anh Hoàng Văn Thường (ngụ quận Thanh Khê) cho biết lúc 6h, anh rời cơ quan về nhà. "Khi đi đến đường Hùng Vương, nước ngập sâu 0,5 m, khiến việc đi lại gặp khó khăn", anh Thường kể.

Tại quận Liên Chiểu, nhiều hộ dân lo sợ đêm nay nước ngập vào nhà nên đã di chuyển đồ đạc lên các vị trí cao trong nhà. "Mưa to nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng đóng cửa quán, kê dọn đồ đạc lên cao để tránh hư hại tài sản", anh Tiến, chủ quán nhậu ở đường Tôn Đức Thắng cho hay.

Tại tỉnh Quảng Nam lượng mưa đo được hơn 150 mm ở nhiều địa phương. Theo ghi nhận, tại TP Tam Kỳ nhiều đợt mưa liên tiếp khiến một số tuyến đường như Huỳnh Thúc Kháng, Hùng Vương... không thoát nước kịp khiến việc lưu thông gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, tại khu công nghiệp Tam Thăng, TP Tam Kỳ, mưa lớn gây ngập một số tuyến đường khiến công nhân gặp khó khăn trong giờ tan làm. Cùng ngày, chính quyền huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã huy động lực lượng quân sự, công an, dân quân và người dân mở tạm đường đi bộ trên đồi núi bên trên nơi sạt lở để người dân đi lại tạm thời trong khi chờ máy móc, phương tiện khắc phục sạt lở xảy ra từ ngày 12/10.

Miền núi bị sạt lở

Tuyến đường ĐH3 qua địa bàn khu dân cư Tông Pua, thôn 3, xã Trà Cang bị sạt lở nặng, đất đá từ đồi núi đổ xuống đường gây cô lập giao thông toàn tuyến về các thôn 3, thôn 2 và thôn 1 của xã Trà Cang, khiến 450 hộ dân bị cô lập.

Chính quyền xã đã cắm biển báo điểm sạt lở cho người dân biết, Cơ quan khí tượng dự báo địa phương này sẽ còn tiếp tục mưa lớn trong những ngày tới nên xã chỉ đạo rà soát các điểm nguy cơ sạt lở cao khi mưa kéo dài, chủ động sơ tán dân, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Bao so 5 anh 2

Nhiều tuyến đường ở TP Tam Kỳ bị ngập. Ảnh: Thanh Đức.

Sáng 14/10, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đề cao cảnh giác, không được chủ quan; tiếp tục tập trung triển khai khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, từ nay đến ngày 16/10 các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; tổng lượng mưa các địa phương phía Bắc của tỉnh phổ biến từ 200-300 mm, phía Nam của tỉnh phổ biến 300-450 mm, có nơi trên 600 mm.

Dự báo, các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khả năng xuất hiện một đợt lũ với đỉnh lũ ở mức trên báo động 2 đến trên báo động 3. Tỉnh Quảng Nam quyết định cho học sinh nghỉ trong ngày 15/10 để đảm bảo an toàn trước bão số 5 và đợt mưa lớn.

Để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ Đà Nẵng cũng có văn bản đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng chủ động quản lý tàu thuyền ra khơi; giữ thông tin liên lạc với các tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên biển, những tàu thuyền đang hoạt động ven bờ và đang neo đậu tại các bến để kịp thời tổ chức ứng cứu khi cần thiết; phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn tại âu thuyền Thọ Quang và các điểm neo đậu trú tránh đã được quy hoạch.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân Đà Nẵng yêu cầu UBND các quận, huyện rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán nhân dân ở những vùng trũng thấp, có nguy cơ ngập lụt.

Các đơn vị lực lượng vũ trang cũng được yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng phó, giúp dân phòng tránh bão.

Đà Nẵng trong trận mưa kỷ lục 500 mm

Mưa lớn trút xuống Đà Nẵng liên tục trong 6 giờ khiến thành phố ngập diện rộng. Nhiều người dân phải lên mạng xã hội kêu cứu để được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi vùng ngập.

Sau 10 vòng trên bầu trời Đà Nẵng, máy bay quay về Tân Sơn Nhất

Một chuyến bay cất cánh từ Tân Sơn Nhất đã phải quay trở lại nơi khởi hành do không thể hạ cánh xuống Đà Nẵng.

Bão số 5 suy yếu, miền Trung bước vào cao điểm mưa lớn

Hoàn lưu sau bão số 5 tiếp tục gây mưa lớn cho khu vực Trung Bộ, nhưng vùng mưa thu hẹp lại. Đêm 14, ngày 15/10 là cao điểm mưa từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, miền Trung bắt đầu mưa lớn

Chuyên gia nhận định có 3 kịch bản về đợt mưa lớn miền Trung và cho rằng khu vực đối diện với nguy cơ ngập lụt diện rộng, lũ quét, sạt lở. Từ trưa 14/10, mưa gia tăng ở nhiều nơi.

Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm