Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra trình diện quân đội

Hôm nay, cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cùng một số nhân vật chính trị khác đã tới trình diện tại trụ sở quân đội Hoàng gia sau khi bị triệu tập.

Bangkok Post đưa tin, xe Volkswagen chống đạn màu đen chở bà Yingluck tới trụ sở quân đội. Nhóm vệ sĩ dọn đường trước khi xe của bà vào cổng.

Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Reuters.

Bà Yingluck là một trong số 155 nhân vật mà Tướng Prayuth Chan-ocha, Tư lệnh Lục quân Thái Lan và là người đứng đầu Hội đồng duy trì hòa bình và trật tự quốc gia (NPOMC), triệu tập sau khi tuyên bố đảo chính.

Trong thông báo triệu tập, Tướng Prayuth Chan-ocha cũng nêu rõ nếu người nào không tự đến trình diện NPOMC, người đó sẽ bị bắt hoặc khởi tố.

Sự xuất hiện của bà Yingluck đập tan đồn đoán rằng bà đã rời Thái Lan sau khi quân đội tuyên bố nắm chính quyền vào ngày 22/5.

Cựu thủ tướng Thái Lan Niwattumrong Boosongpaisan cũng trình diện quân đội. Ông này đến lúc 9h35.

Sau đó, các nhân vật của nội các cũ như cựu Bộ trưởng Lao động Chalerm Yubamrung và Tongthong Chandransu, cựu thư ký của văn phòng thủ tướng cũng lần lượt xuất hiện. 

Người biểu tình Thái vui mừng, lũ lượt về quê

Những người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok của Thái Lan vui mừng trước tuyên bố của Tư lệnh Lục quân và trở về nhà sau khi quân đội nắm chính quyền.

Dấu mốc chính biến tại Thái Lan:

Tháng 11/2013: Chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra trình dự luật ân xá chính trị. Theo các nhà phân tích, nó có thể mở đường cho sự hồi hương của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Tuy nhiên, theo BBC, đảng Dân chủ và những người ủng hộ chính phủ, phe Áo đỏ, phản đối, dự luật. Dự thảo luật ân xá chính trị còn thổi bùng những cuộc biểu tình phản đối do đảng Dân chủ phát động.

Tháng 12/2013: Nhằm đối phó với áp lực ngày càng lớn từ phe đối lập, Thủ tướng Yingluck Shinawatra tuyên bố giải tán Hạ viện, ấn định tổ chức tổng tuyển cử sớm trong tháng 2/2014. Tuy nhiên, bà Yingluck không chấp thuận từ chức theo yêu sách của những người phản đối chính phủ.

Tháng 1/2014: Bất ổn tiếp tục leo thang ở Thái Lan do phe đối lập tăng các hoạt động chống chính phủ. 9 người chết và nhiều người bị thương vì bạo lực nên chính phủ Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày, bắt đầu từ ngày 22/1. Trong khi đó, người biểu tình sử dụng vũ lực để ngăn chặn tổng tuyển cử.

Tháng 2/2014: Chính phủ Thái Lan tổ chức tổng tuyển cử vào hôm 2/2 theo kế hoạch. Ngày 4/2, phe đối lập tuyên bố họ tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm vô hiệu hóa cuộc bầu cử hai ngày trước đó. Toàn án Hiến pháp Thái Lan bác yêu cầu của đảng đối lập về việc hủy kết quả tổng tuyển cử ngày 2/2 với chiến thắng thuộc về chính quyền của Thủ tướng Yingluck. Biểu tình vẫn tiếp diễn.

Tháng 3/2014: Tòa án Hiến pháp Thái Lan hủy bỏ kết quả tổng tuyển cử ngày 2/2 do kết luận nó vi phạm hiến pháp vì cử tri không bỏ phiếu trong cùng một ngày. Trong khi đó, phe đối lập tiếp tục tẩy chay cuộc tổng tuyển cử khác nếu bà Yingluck còn tại vị.

Tháng 4/2014: Phe Áo đỏ lên kế hoạch tuần hành ủng hộ chính phủ của bà Yingluck. Tòa án Thái Lan phát lệnh truy nã một thủ lĩnh phe Áo Đỏ.

Tháng 5/2014: Hoạt động phản đối chính phủ của phe đối lập lên tới đỉnh điểm. Tòa án Hiến pháp buộc tội bà Yingluck vi hiến vì cáo buộc lạm quyền. Sự ra đi của bà không khiến tình hình Thái Lan trở nên yên ổn.

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang, quân đội Thái Lan quyên bố thiết quân luật vào ngày 20/5. Hai ngày sau, quân đội Thái Lan tuyên bố giành quyền kiểm soát chính phủ khi đại diện các đảng phái không tìm ra tiếng nói chung. Đây là cuộc đảo chính thứ 12 ở Thái Lan kể từ năm 1932.

 

Đỗ Quyên

Bạn có thể quan tâm