Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cường kích Su-22 có thể nhấn chìm chiến hạm 10.000 tấn

Cường kích Su-22 mang theo tên lửa hành trình không đối đất Kh-29 có thể nhấn chìm chiến hạm lượng choán nước tới 10.000 tấn.

Cuong kich Su-22 anh 1
Su-22 là phiên bản xuất khẩu của Su-17 Fitter do tập đoàn Sukhoi, Nga chế tạo trong những năm 1970. Nó là máy bay cánh cụp - cánh xòe đầu tiên được chế tạo tại Liên Xô (Nga ngày nay). Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Cuong kich Su-22 anh 2
Su-22 được trang bị động cơ phản lực Lyulka AL-21 F-3. Cửa hút không khí bố trí ở mũi máy bay. Đây là kiểu thiết kế điển hình của những máy bay do Liên Xô chế tạo trong thập niên 50-60. Su-22 của Không quân Ba Lan bay huấn luyện. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Cuong kich Su-22 anh 3
Su-22 có thể đạt tốc độ tối đa 1.860 km/h ở độ cao lớn, 1.400 km/h ở độ cao thấp, phạm vi hoạt động 1.150 km, lên đến 2.300 km với thùng nhiên liệu phụ. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan
Cuong kich Su-22 anh 4
Su-22 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 2/8/1966. Máy bay được sản xuất hàng loạt từ năm 1969-1990. Hơn 2.800 chiếc đã được chế tạo cho Không quân Liên Xô và xuất khẩu rộng rãi cho các nước Đông Âu và khu vực khác. Su-22 của Ba Lan cất cánh trong một đợt huấn luyện. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan
Cuong kich Su-22 anh 5
Nhiệm vụ chính của Su-22 là chi viện hỏa lực đường không tầm thấp nên vũ khí chủ yếu phục vụ cho tấn công mặt đất. Máy bay có 12 điểm treo có thể mang theo 4 tấn vũ khí. Su-22 được vũ trang 2 pháo tự động 30 mm, cơ số đạn 80 viên mỗi khẩu. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan
Cuong kich Su-22 anh 6
Cánh cụp - cánh xòe là một trong những điểm nổi bật tạo nên sức mạnh cho Su-22. Thiết kế này cho phép máy bay hoạt động tốt ở độ cao thấp, giúp thực hiện các phi vụ ném bom bổ nhào ở tốc độ cao. Khi xòe cánh hết cỡ, máy bay có thể hạ cánh trên đường băng rất ngắn. 2 cường kích Su-22 của Ba Lan bay huấn luyện. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan
Cuong kich Su-22 anh 7
Su-22 được xem là cũ khi so với những chiến đấu cơ hiện đại. Tuy nhiên, nó vẫn là chiến đấu cơ đáng gờm trong nhiệm vụ tấn công mặt đất. Su-22 đã trải qua nhiều lần nâng cấp để mang vũ khí dẫn đường công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu của chiến trường hiện đại. Su-22 của Không quân Việt Nam với 2 tên lửa không đối đất Kh-25. Ảnh: Wikipedia.
Cuong kich Su-22 anh 8
Đặc biệt, Su-22 có thể mang tên lửa hành trình không đối đất Kh-29. Tên lửa này được thiết kế để tiêu diệt kho tàng, bến bãi nhưng khi cần có thể tấn công và gây thiệt hại nặng cho tàu chiến có lượng choán nước tới 10.000 tấn. Su-22 của Ba Lan với tên lửa Kh-29 dưới bụng. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Cuong kich Su-22 anh 9
Không quân Nga đã ngưng sử dụng Su-22 nhưng nó vẫn hoạt động tích cực trong không quân Ba Lan (ảnh), Syria, Cộng hòa Czech, Ai Cập, Iran, Afghanistan và một số quốc gia khác. Ảnh: Flickr/Không quân Ba Lan.
Cuong kich Su-22 anh 10
Su-22 của Không quân nhân dân Việt Nam. Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Không quân Việt Nam đang vận hành 36 chiếc Su-22. Các máy bay đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn hiện đại Su-22M3 và Su-22M4. Ảnh: Jetphotos.
Cuong kich Su-22 anh 11
Su-22 của Việt Nam cất cánh trong một nhiệm vụ bay huấn luyện. Một chi tiết thú vị, trước khi có Su-27 và Su-30,  Su-22 là máy bay đầu tiên của Không quân Việt Nam có thể bay tới quần đảo Trường Sa. Ảnh: Thanh Niên.

Cận cảnh tiêm kích bom Su-22 của không quân Việt Nam

Máy bay tiêm kích Su-22 chiếm số lượng đông đảo trong lực lượng không quân Việt Nam. Trung đoàn 923, sư đoàn không quân 371 đang quản lý nhiều phi cơ tiêm kích này.

Diễn biến vụ Mỹ bắn hạ phi cơ có người lái đầu tiên trong 18 năm

Lầu Năm Góc cho biết máy bay Su-22 của quân đội chính phủ Syria phớt lờ cảnh báo nên Mỹ buộc phải điều các chiến đấu cơ xuất kích để bắn hạ hôm 19/6.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm